Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33370784
Nghiên cứu về bệnh đạo ôn trên cây lúa chỉ ra cách thức nấm bệnh xâm nhập cây trồng

Như một kẻ thù tàng hình, bệnh đạo ôn xâm nhập các thửa ruộng lúa trên thế giới, giết chết các cây lúa và cắt giảm sản lượng của một trong những nguồn lương thực quan trọng nhất toàn cầu. Giờ đây, một nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học đã làm sáng tỏ về cách loại nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae xâm nhập các mô thực vật. Phát hiện này là một bước tiến trong việc kiểm soát dịch bệnh ước tính làm mất đi sản lượng gạo đủ để nuôi 60 triệu người mỗi năm.

Như một kẻ thù tàng hình, bệnh đạo ôn xâm nhập các thửa ruộng lúa trên thế giới, giết chết các cây lúa và cắt giảm sản lượng của một trong những nguồn lương thực quan trọng nhất toàn cầu. Giờ đây, một nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học đã làm sáng tỏ về cách loại nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae xâm nhập các mô thực vật. Phát hiện này là một bước tiến trong việc kiểm soát dịch bệnh ước tính làm mất đi sản lượng gạo đủ để nuôi 60 triệu người mỗi năm.

 

Nhóm nghiên cứu từ phòng thí nghiệm Halpin tại Đại học Exeter hợp tác với Đại học bang Kansas và Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ sinh học Iwate ở Nhật Bản phát hiện ra rằng, nấm gây bệnh đạo ôn đã phát triển hai hệ thống bài tiết riêng biệt tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào cây lúa. Các kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Giáo sư sinh học Nick Talbot tại Đại học Exeter cho biết: “Phát hiện này cho thấy có hai cách loại nấm gây bệnh đạo ôn có thể tiết ra các protein xâm nhập vào cây trồng. Đây là một bước tiến lớn trong nghiên cứu về bệnh cây trồng và nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học đưa ra những chiến lược mới kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực. Đây là một dự án hợp tác quốc tế được thực hiện trong hai năm qua”.

Barbara Valent, giáo sư chuyên nghiên cứu về các dịch bệnh thực vật tại Đại học bang Kansas cho biết: “Căn cứ vào kết quả từ công trình nghiên cứu, chúng ta có thể ngăn chặn loại nấm gây bệnh mà không làm hại các loại nấm có lợi khác”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, để gây ra các bệnh thực vật, vi sinh vật gây bệnh tiết ra protein vào mô của cây trồng. Các protein này ức chế miễn dịch của thực vật và hỗ trợ sự phát triển của mầm bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu hệ thống bài tiết khác nhau ở nấm có tác dụng hỗ trợ cuộc xâm nhập của chúng vào cây chủ.

Yasin Dagdas và Yogesh Gupta, hai trong số các tác giả của nghiên cứu, là các nhà khoa học có uy tín tại Đại học Exeter. Bệnh đạo ôn là một mối đe dọa đối với an ninh lương thực toàn cầu và đe dọa sản lượng lúa mì tại Brazil. Bệnh có xu hướng lan rộng trên khắp Nam Mỹ. Gạo và lúa mì là hai loại lương thực quan trọng nhất trên toàn thế giới, việc nắm rõ các bệnh này là vô cùng quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nấm Magnaporthe oryzae gây bệnh đạo ôn đã phát triển một hệ thống bài tiết tác động vào bên trong tế bào thực vật. Việc xác định cách thức của quá trình này sẽ nâng cao hiểu biết của con người về cách vi sinh vật gây bệnh phát triển và đưa ra các giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đạo ôn.
 
LHV  - Mard, Theo phys.org.
Trở lại      In      Số lần xem: 2826

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD