Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33326308
Nghiên cứu về bệnh thối củ khoai tây do vi khuẩn

Một nhóm các nhà nghiên cứu liên kết với một số tổ chức ở Đức đã phát hiện ra cách thức giúp loại vi khuẩn thông thường Clostridium puniceum Clostridium gây thối củ khoai tây có thể tồn tại trong một môi trường giàu oxy. Trong báo cáo đăng trên tạp chí Khoa học, nhóm nghiên cứu mô tả các thí nghiệm họ đã thực hiện và ý nghĩa của nghiên cứu này trong việc ngăn ngừa bệnh thối củ khoai tây trong tương lai.

Một nhóm các nhà nghiên cứu liên kết với một số tổ chức ở Đức đã phát hiện ra cách thức giúp loại vi khuẩn thông thường Clostridium puniceum Clostridium gây thối củ khoai tây có thể tồn tại trong một môi trường giàu oxy. Trong báo cáo đăng trên tạp chí Khoa học, nhóm nghiên cứu mô tả các thí nghiệm họ đã thực hiện và ý nghĩa của nghiên cứu này trong việc ngăn ngừa bệnh thối củ khoai tây trong tương lai.

 

Khoai tây là một trong bốn loại lương thực chủ yếu trên thế giới ngày nay. Nhưng việc trồng khoai tây gặp nhiều khó khăn do khoai tây dễ bị nhiễm vi khuẩn, căn bệnh khiến khoảng 65 tỷ kg khoai tây bị mất đi mỗi năm. Không giống như bệnh bạc lá khoai tây đã gây ra thiệt hại nặng ở Ai – len vào thế kỷ 19, hầu hết các bệnh hiện tại ở khoai tây là do vi khuẩn chứ không phải là nấm. Trong nỗ lực mới này, các nhà nghiên cứu đã xem xét một trong những vi khuẩn có nhiều vấn đề hơn như C.puniceum để xem làm thế nào vi khuẩn này có thể tồn tại ở nơi khoai tây được lưu trữ, bởi bình thường loại vi khuẩn này vốn kỵ khí.

Thí nghiệm của các nhà nghiên cứu được thực hiện với việc tiêm vi khuẩn vào củ khoai tây trong phòng thí nghiệm. Họ nghiên cứu dưới kính hiển vi và phát hiện ra rằng vi khuẩn này tiết ra hai chất chuyển hóa polyketide clostrubins bất thường loại A và loại B. Để xác định các phân tử này làm thế nào giúp cho vi khuẩn có khả năng sống trong một môi trường giàu oxy, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu gien của nó và xác định xem gien nào giúp thực hiện sự bài tiết các clostrubins và sau đó biến đổi gien để các phân tử này không thể làm như vậy được nữa. Các nhà nghiên cứu nhận thấy vi khuẩn không thể sống khi có oxy, điều này cho thấy các clostrubins đóng một vai trò thiết yếu trong việc cho phép vi khuẩn tồn tại được ở nơi khoai tây được lưu trữ.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng clostrubins cũng đóng vai trò như là một tác nhân chống vi khuẩn để chống lại các vi khuẩn cạnh tranh, chẳng hạn như các vi khuẩn gây ra bệnh thối mềm và các bệnh khoai tây khác. Do đó, việc nghiên cứu sâu hơn có thể dẫn đến các loại kháng khuẩn mới nhằm loại bỏ bệnh ở khoai tây.

Lê Hồng Vân - Mard, theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1994

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD