Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  58
 Số lượt truy cập :  34078435
Nghiên cứu về gen PIT1 trên Bò

Ở bò gen PIT1 có trọng lượng phân tử khoảng 33 kDa, nằm trên nhiễm sắc thể số 1 (BTA1) và ở giữa nằm giữa TGLA57 và RM95 bao gồm 6 exon mã hóa cho chuỗi polypeptide gồm 291 axit amin (Bodner và cs, 1988; Moody et al, 1995). cDNA của gen Pit-1 đã được phân tích trình tự trên nhiều loài khác nhau (Tatsumi và cs, 1992; Wong và cs, 1992; Yamada và cs, 1993).

Ở bò gen PIT1 có trọng lượng phân tử khoảng 33 kDa, nằm trên nhiễm sắc thể số 1 (BTA1) và ở giữa nằm giữa TGLA57 và RM95 bao gồm 6 exon mã hóa cho chuỗi polypeptide gồm 291 axit amin (Bodner và cs, 1988; Moody et al, 1995). cDNA của gen Pit-1 đã được phân tích trình tự trên nhiều loài khác nhau (Tatsumi và cs, 1992; Wong và cs, 1992; Yamada và cs, 1993). Nhiều công trình nghiên cứu về gen trên Bò đã công bố có liên quan đến trọng lượng cơ thể, tăng trọng trung bình hàng ngày (Renaville và cs, 1997a; Carrijo và cs,. 2008) và tính trạng sản xuất sữa (Renaville và cs, 1997b.; de Mattos và cs, 2004; Xue và cs, 2006).

 

Với kỹ thuật PCR-RFLP, đa hình HinfI đã được tìm thấy ở exon 6  đó là sự thay thế G/A (Woollard và cs., 1994; Dierkes và cs., 1998). Kết quả nghiên cứu gen PIT1 của Renaville và cs (1997) cho thấy gia súc có tỉ lệ kiểu gen BB có trọng lượng cơ thể  lúc 7 tháng tuổi cao hơn gia súc có kiểu gen ở AB và AA trong khi đó gia súc có kiểu gen AA và BB đã vượt trội so với gia súc có kiểu gen AB ở tính trạng chiều cao vai lúc 13 tháng, tuy nhiên không tìm thấy mối quan hệ kiểu gen với tăng trọng trung bình ngày hoặc tiêu hóa. Theo đó 4 đa hình khác cũng được xác định nằm trong intron 3, intron 4 và intron 5 (Zhao và cs., 2004).

 

Gần đây, các nghiên cứu cũng đã phát hiện mới về đột biến lặn trong exon 2 (Pan và cs., 2008), đột biến điểm (SNP) là một thay thế G/A tại vị trí 545 (NM_174579: c.545G) dựa vào phương pháp PCR-RFLP với enzyme giới hạn TaqI. Kết quả nghiên cứu của Chen (2011) trên một số giống giống Bò Trung Quốc và giống Bò Holstein đã phát hiện các đa hình trong các intron PIT1-5 với tần số alen A / B  ở các giống tương ứng như sau: Nanyang (NY), Qinchuan (QC), Jiaxianhong (JXH), Xizhen (XZ), Luxi (LX) và quần thể bò Holstein (H) là 0.444/0.556, 0.477/0.523, 0.538/0.462, 0.421/0.579, 0.523/0.477, 0.475/0.525.

 

Nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ giữa kiểu gen với  tốc độ tăng trưởng, trọng lượng cơ thể, tăng trọng bình quân ngày, chiều cao cơ thể, chu vi ngực 6, 12, 18 và 24 tháng (P <0,01). Trọng lượng cơ thể và kích thước cơ thể cũng cho thấy một xu hướng của alen B> alen A trong các nhóm tuổi khác. Vì vậy, kiểu gen BB có thể là một kiểu gen chi phối và allele B có thể là một allele trội. Như vậy từ các kết quả cho thấy alen B của gen PIT1 có ảnh hưởng tích cực đến tính trạng sinh trưởng.

 

Tổng hợp ThS. Lê Thị Thu Hà.

Trở lại      In      Số lần xem: 1129

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD