Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33349184
Nghiên cứu về tác động của việc sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm đến biến đổi khí hậu

Nghiên cứu, từ chương trình LEAP (Chăn nuôi, Môi trường và Con người) tại Trường Oxford Martin, đã phát hiện ra rằng một số dự đoán về các dạng thịt đặc biệt sản xuất trong phòng thí nghiệm có thể thực sự tốt hơn cho khí hậu, nhưng những yếu tố khác thực sự có thể dẫn đến nhiệt độ toàn cầu cao hơn về lâu dài. Tiến sĩ John Lynch giải thích: “Gần đây đã có rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng đối với thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và nhiều bài báo nhấn mạnh tiềm năng thay thế thịt bò bằng thịt này để mang lại lợi ích khí hậu quan trọng”.

Một nghiên cứu mới cho thấy các loại thịt được sản xuất trong phòng thí nghiệm hiện nay không thể cung cấp giải pháp cho các tác động khí hậu bất lợi của sản xuất thịt mà không có sự chuyển đổi quy mô lớn sang hệ thống năng lượng khử các-bon.

 


Nghiên cứu, từ chương trình LEAP (Chăn nuôi, Môi trường và Con người) tại Trường Oxford Martin, đã phát hiện ra rằng một số dự đoán về các dạng thịt đặc biệt sản xuất trong phòng thí nghiệm có thể thực sự tốt hơn cho khí hậu, nhưng những yếu tố khác thực sự có thể dẫn đến nhiệt độ toàn cầu cao hơn về lâu dài.

 

Tiến sĩ John Lynch giải thích: “Gần đây đã có rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng đối với thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và nhiều bài báo nhấn mạnh tiềm năng thay thế thịt bò bằng thịt này để mang lại lợi ích khí hậu quan trọng”.

 

Phát thải khí nhà kính nông nghiệp chịu trách nhiệm cho khoảng một phần tư sự nóng lên toàn cầu hiện nay. Thay thế thịt từ chăn nuôi gia súc thông thường bằng thịt được sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào - đã được thảo luận rộng rãi như một cách để giảm tác động môi trường này.

 

Đồng tác giả nghiên cứu Raymond Pierrehumbert tại Đại học Oxford cho biết: Gia súc tạo ra nhiều khí thải vì chúng tạo ra một lượng lớn khí mê-tan từ quá trình lên men trong ruột của chúng. Khí mê-tan là một loại khí nhà kính quan trọng, nhưng cách chúng ta thường mô tả lượng khí thải mê-tan là lượng tương đương các-bon điôxit có thể gây hiểu lầm bởi vì hai loại khí này rất khác nhau. Với mỗi tấn phát ra, khí mê-tan có tác động nóng lên lớn hơn nhiều so với các-bon điôxit, tuy nhiên, nó chỉ tồn tại trong khí quyển khoảng 12 năm trong khi các-bon điôxit vẫn tồn tại và tích lũy trong nhiều thiên niên kỷ. Điều này có nghĩa là tác động của khí mê-tan đối với sự nóng lên trong thời gian dài không được tích lũy và không bị ảnh hưởng lớn nếu lượng khí thải tăng hoặc giảm theo thời gian”.

 

Để đưa ra một so sánh nghiêm ngặt về tác động khí hậu tiềm năng của thịt bò nuôi tại trang trại và thịt bò sản xuất trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu có sẵn về khí thải liên quan đến ba phương pháp chăn nuôi gia súc hiện tại và bốn phương pháp sản xuất thịt có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm, cho rằng hệ thống năng lượng hiện tại không thay đổi.

 

Sử dụng dữ liệu này, họ đã mô hình hóa tác động nhiệt độ tiềm năng của từng phương pháp sản xuất trong 1000 năm tới. Mô hình của họ cho thấy rằng mặc dù gia súc ban đầu có tác dụng làm ấm lớn hơn thông qua việc giải phóng khí mê-tan, nhưng trong một số trường hợp, việc sản xuất thịt từ gia súc được nuôi trong phòng thí nghiệm cuối cùng có thể dẫn đến sự nóng lên hơn. Điều này là do thực tế là ngay cả khi việc tiêu thụ thịt đã được loại bỏ hoàn toàn, sự nóng lên từ các-bon điôxit vẫn tồn tại, trong khi sự nóng lên do khí mê-tan chấm dứt chỉ sau vài thập kỷ.

 

Lynch cảnh báo: “Điều này rất quan trọng vì trong khi giảm phát thải khí mê-tan sẽ tốt - một phần quan trọng trong chính sách khí hậu của chúng ta - nếu chúng ta chỉ cần thay thế khí mê-tan đó bằng các-bon điôxit, thì nó thực sự có thể gây hậu quả lâu dài bất lợi”.

 

Sản xuất thịt bò hiện là một nguồn chính tạo nên khí nhà kính, việc giảm tiêu thụ và cải thiện phương pháp sản xuất để giảm khí thải có thể giúp giải quyết vấn đề này. Những lợi ích môi trường của thịt được sản xuất trong phòng thí nghiệm nên được tiếp tục và mở rộng nghiên cứu, đặc biệt là phát triển các cách sản xuất thịt nuôi cấy hiệu quả nhất có thể. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng cả chăn nuôi thịt và chăn nuôi gia súc đều có những yếu tố đầu vào và tác động phức tạp cần được xem xét để đánh giá đầy đủ tác động đối với môi trường. Ví dụ, tạo thêm đất chăn thả gia súc thường dẫn đến nạn phá rừng có thể làm tăng đáng kể lượng khí thải CO2 của các hệ thống gia súc, trong khi sản xuất thực phẩm trong các phòng thí nghiệm đô thị có thể giải phóng đất để lưu trữ CO2 (được gọi là cô lập các-bon) hoặc các mục đích khác.

 

Nguyễn Minh Thu - Mard, theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 669

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD