Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  46
 Số lượt truy cập :  34072016
Nghiên cứu virút cúm ở chim hoang dã tại Na Uy

Vịt và mòng biển là vật chủ tự nhiên của virút cúm A. Nghiên cứu của tiến sĩ Ragnhild Tønnessen đã mô tả virút cúm A ở mòng biển và vịt tại Na Uy. Những khám phá của Tønnessen có thể giúp nắm rõ hơn về mặt dịch tễ học và khả năng thích ứng với vật chủ của vi rút cúm A.

Vịt và mòng biển là vật chủ tự nhiên của virút cúm A. Nghiên cứu của tiến sĩ Ragnhild Tønnessen đã mô tả virút cúm A ở mòng biển và vịt tại Na Uy. Những khám phá của Tønnessen có thể giúp nắm rõ hơn về mặt dịch tễ học và khả năng thích ứng với vật chủ của vi rút cúm A.

 

Chim hoang dã, đặc biệt là vịt và mòng biển, là vật chủ tự nhiên của virút cúm A có thể gây bệnh ở động vật và con người. Virút cúm A có thể được chia thành các phân nhóm, trong đó phần lớn đã được tìm thấy trong các loài chim hoang dã. Hầu hết các phân nhóm virút cúm A gây nhiễm cận lâm sàng ở các loài chim hoang dã. Nhiễm virút cúm A ở gia cầm trong nước phổ biến nhất thường gây ra bệnh nhẹ. Trong trường hợp hiếm hoi, nếu virút truyền từ các loài chim hoang dã sang gia cầm, một số virút của phân nhóm H5 và H7 đột biến và có khả năng gây bệnh cao. Một ví dụ là virút H5N1 ở Đông Nam Á được biết đến là virút gây ra "dịch cúm gia cầm".

Do sự bùng phát của virút cúm gia cầm độc lực cao chủng virút cúm H5N1 ở Đông Nam Á, một chương trình giám sát virút cúm ở chim hoang dã tại Na Uy đã được khởi xướng vào năm 2005. Một số lượng lớn các mẫu do thợ săn thu thập từ vịt và mòng biển được phân tích tại Viện Thú y Na Uy. Họ đã nghiên cứu các mẫu được thu thập từ hạt Rogaland ở phía Tây Nam của Na Uy trong mùa săn bắn (tháng 8 -12) trong thời gian từ 2005-2007 và 2009-2010. Kết quả cho thấy, virút cúm gia cầm độc lực thấp đã có mặt trong 15,5% các mẫu, và virút xuất hiện ở vịt nhiều hơn mòng biển. Tỷ lệ virút thấp nhất trong tháng 12. Phát hiện thấy nhiều chủng khác nhau của virút cúm A, nhưng không phải là virút độc lực cao H5N1.

Vật chất di truyền hoàn chỉnh có 5 loại virút cúm từ vịt trời và mòng biển đã được giải trình và định rõ đặc điểm. Kết quả cho thấy các gien của virút tìm thấy ở Na Uy giống như các gen được tìm thấy trong virút cúm từ các loài chim hoang dã khác ở châu Âu.

Do sự trùng lặp hạn chế về lộ trình của các loài chim di cư trong đại lục Á-Âu và Mỹ, virút cúm có vật chất di truyền khác nhau đã phát triển giữa hai châu lục này. Tuy nhiên, trong một số khu vực, có thể quan sát thấy rằng các gien có thể được trao đổi giữa các virút cúm từ đại lục Á-Âu và Mỹ. Tønnessen nghiên cứu vai trò của mòng biển trong trao đổi gien virút cúm giữa hai châu lục này. Gien từ virút cúm gia cầm Mỹ không được phát hiện trong các virút mòng biển châu Âu được nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các virút cúm gia cầm từ đại lục Á-Âu, bà phát hiện ra rằng gien của virút đã được trao đổi giữa các virút cúm thường được tìm thấy trong mòng biển, vịt.

Trong mùa sinh sản của năm 2008 và 2009, Tønnessen nghiên cứu sự xuất hiện của virút cúm ở mòng biển xira chân đen (Rissa tridactyla) tại Hornøya ở Finnmark, miền Bắc Na Uy. Phát hiện thấy số lượng virút cúm ở mức thấp: 5-15% trong số mẫu lấy từ những con mòng biển xira trưởng thành, và bà phát hiện ra rằng hơn 70% trong số các con loài chim trưởng thành đã phát triển các kháng thể chống lại virút cúm A. Phần lớn các con mòng biển xira có kháng thể chống lại một chủng virút cúm thường được tìm thấy ở mòng biển, cụ thể là chủng H16.

Vịt có thể bị nhiễm virút cúm thông qua uống nước bề mặt bị nhiễm phân của những con chim bị nhiễm virút. Hầu hết các chủng virút cúm từ vịt có thể lưu lại khả năng truyền nhiễm trong nước trong thời gian dài. Tønnessen đã thực hiện các thí nghiệm cho thấy chủng virút cúm chủ yếu được tìm thấy trong mòng biển (ví dụ như chủng H13 và H16 ) cũng có thể vẫn còn truyền nhiễm trong nước trong vài tháng ở độ mặn và điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Để đánh giá một chủng virút cúm điển hình từ mòng biển có thể lây nhiễm sang cho gà được hay không, Tønnessen đã tiêm cho gà một virút H16N3 lấy được từ mòng biển Herring. Virút cúm đã được phát hiện trong vùng hầu họng của 2 trong số 19 con gà được tiêm virút và kháng thể đặc hiệu chống lại chủng H16 đã được tìm thấy ở hai con gà. Những con gà không bị bệnh và virút không lây nhiễm sang cho những con gà tiếp xúc với chúng. Những kết quả này cho thấy rằng virút H16N3 từ mòng biển có thể lây nhiễm ở mức hạn chế trong đàn gà.

Để tìm ra lý do tại sao virút cúm phân nhóm H13 và H16 chủ yếu lây nhiễm cho mòng biển, Tønnessen đã kiểm tra các prôtêin của những loại virút có dấu hiệu đặc biệt (thành phần axít amin) có thể liên quan đến khả năng thích ứng với vật chủ của virút. Đã phát hiện thấy một số dấu hiệu có thể liên quan đến tính thích ứng với vật chủ, nhưng tầm quan trọng của chúng vẫn cần phải được đánh giá kỹ hơn nữa trong các nghiên cứu thực nghiệm.

Nghiên cứu được tiến hành tại Cục An toàn Thực phẩm và nhiễm trùng sinh học tại Trường Khoa học thú y của Na Uy và tại Bộ phận virút học tại Viện Thú y Na Uy.
 
T.K - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1489

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD