Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33342201
Nghiên cứu xác định nguồn vật liệu kháng bệnh héo rũ vi khuẩn (Ralstonia Solanacerum) của các giống cà chua thu thập

Cà chua bị nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum là nguy hiểm nhất. bệnh lây lan nhanh làm chết hàng loạt, thậm chí làm giảm năng suất 100%. Để hạn chế bệnh héo rũ có thể áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong đó, việc sử dụng giống kháng được xem là giải pháp tốt nhất để kiểm soát bệnh này. Nghiên cứu do tác giả Trương Quốc Ánh cùng các cộng sự (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) cùng thực hiện.

 

 

Cà chua, thuộc họ cà Solanaceae, là một trong những loại rau quan trọng nhất được trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến hàng chục hecta. Nhiều giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

 

Cà chua bị nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum là nguy hiểm nhất. bệnh lây lan nhanh làm chết hàng loạt, thậm chí làm giảm năng suất 100%. Để hạn chế bệnh héo rũ có thể áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong đó, việc sử dụng giống kháng được xem là giải pháp tốt nhất để kiểm soát bệnh này. Nghiên cứu do tác giả Trương Quốc Ánh cùng các cộng sự (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) cùng thực hiện.

 

Các dòng vi khuẩn được thu thập và được cấy trong trên môi trường chọn lọc TZC. Thí nghiệm lây nhiễm được tiến hành ở giai đoạn cà chua có 3-5 lá thật. Đánh giá tính mẫn cảm các giống cà chua qua triệu chứng héo lá trên ở lá 4, 7, 14 và 21 ngày sau khi lây bệnh. 10 marker SSR trên nhiễm sắc thể 4, 7 và 10 được xây dựng tại cơ sở dữ liệu (data base) www.solgenomics.net, nơi có một công cụ chuyên biệt “marker search” được sử dụng để phân tích tính kháng bệnh héo rũ. Kết quả cho thấy, giống Vimina 1 và Vimina 2 biểu hiện kháng với 3 dòng vi khuẩn, giống Seeda tomato biểu hiện nhiễm với 3 dòng vi khuẩn. Bốn giống cà chua Safina 404, Red Crown 250, Mongal )T11) và TG 105 kháng trung bình với dòng vi khuẩn RsDDT6. Các giống Teminator, Tropic, Tomato  và TN 323 kháng trung bình với dòng vi khuẩn RsDDT3. Bảy giống cà chua gồm Safina 404, Red Crown 250, Teminator, Mongal (T11, Tropic, Caribo và TN 323 kháng trung bình với dòng vi khuẩn RsĐD1. Các dòng vi khuẩn Ralstonia solanacearum có độc tính khác nhau. Nghiên cứu đã xác định được marker SSR 306 trên nhiễm sắc thể số 4, trong vùng từ 51-57cm cho đa hình giữa giống cà chua mang gien kháng và nhiễm với kích thước tương ứng là 290 bp và 258 bp.

 

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí NN&PTNN kỳ 1, tháng 10/2012.

 

Chà My - Canthostnews
Theo TC NN&PTNN, kỳ 1 - tháng 10/2012

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1661

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD