Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33349873
Nghiên cứu xử lý phân ruồi lính đen thành phân hữu cơ sinh học và đánh giá tác động của nó đến cải thiện độ ph, độ ẩm đất

Quy trình xử lý phân ruồi lính đen kết hợp với than sinh học để sản xuất phân hữu cơ sinh học được tiến hành gồm 70% phân ruồi lính đen + 30% than sinh học từ vỏ trấu và chế phẩm ví sinh vật (Bacillus subtilis, Streptomyces sp.) tất cả các nguyên liệu trên được phối trộn đều ủ bán hiếu khí trong 21 ngày có kiểm soát nhiệt độ (65 - 750C), độ ẩm (50%).

Lâm Văn Hà (1), Hà Tú Vân (2), Huỳnh Hoàng Giang (2), Võ Văn Ai Vy (2), Nguyễn Hà Linh (2), Đặng Ngô Nhật Anh (2)

TÓM TẮT

Quy trình xử lý phân ruồi lính đen kết hợp với than sinh học để sản xuất phân hữu cơ sinh học được tiến hành gồm 70% phân ruồi lính đen + 30% than sinh học từ vỏ trấu và chế phẩm ví sinh vật (Bacillus subtilis, Streptomyces sp.) tất cả các nguyên liệu trên được phối trộn đều ủ bán hiếu khí trong 21 ngày có kiểm soát nhiệt độ (65 - 750C), độ ẩm (50%). Thành phẩm sau khi ủ được đánh giá chất lượng dựa vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 01- 189:2019/BNNPTNT về Chất lượng phân bón. Phân ruồi sau xử lý ủ hoai có chất lượng như sau: pH: 7,23; OM: 57,07 (%); Nts: 2,46 (%); axit humic: 3,79 (%); axit fulvic: 3,55 (%); K2Ots: 6,94 (%); P2O5ts: 5,34 (%) và tỉ lệ C/N: 11,74. Về các chỉ tiêu kim loại nặng (Cd, Pb, As và Hg) và vi sinh vật gây hại (Salmonella E.coli) không phát hiện. Qua đánh giá chất lượng của phân ruồi lính đen đến cải thiện pH và khả năng giữ ẩm trên đất xám, kết quả thực nghiệm cho thấy với lượng bón 6.000 kg/ha trong 14 ngày không tưới nước cho đất, phân ruồi lính đen đã tăng cường khả năng giữ ẩm và cải thiện pH đất tốt hơn so với phân gà xử lý và phân trùn quế khi bón cùng liều lượng.

 

Từ khoá: Phân ruồi lính đen, phân hữu cơ sinh học, pH đất, độ ẩm đất

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


1 Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá

2 Trường Phổ thông liên cấp Vinschool Central Park

Trích TC KHCN NN Việt Nam

Trở lại      In      Số lần xem: 364

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD