Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  77
 Số lượt truy cập :  34091691
Nhiều loài ong bắp cày mới có thể là bạn của nhà nông?

Các nghiên cứu gia đến từ Trường Đại học Adelaide đã phát hiện rất nhiều loài ong bắp cày ký sinh mới – một số loài có khả năng là tác nhân đối chứng sinh học mới của nhiều côn trùng làm hại nông nghiệp. 18 loài ong bắp cày “chelonine” mới đã được đưa ra bàn luận và được mô tả chi tiết trong tạp chí Insect Systematics & Evolution. Đây là 18 trong số 150 loài mới do nghiên cứu sinh tiến sĩ Rebecca Kittel đến Trường Khoa học Trái Đất và Môi trường phát hiện.

Các nghiên cứu gia đến từ Trường Đại học Adelaide đã phát hiện rất nhiều loài ong bắp cày ký sinh mới – một số loài có khả năng là tác nhân đối chứng sinh học mới của nhiều côn trùng làm hại nông nghiệp.

 

18 loài ong bắp cày “chelonine” mới đã được đưa ra bàn luận và được mô tả chi tiết trong tạp chí Insect Systematics & Evolution. Đây là 18 trong số 150 loài mới do nghiên cứu sinh tiến sĩ Rebecca Kittel đến Trường Khoa học Trái Đất và Môi trường phát hiện.

Những con ong bắp cày nhỏ này – dài đến 4mm – đều có 1 sinh vật học lôi cuốn. Những con ong bắp cày trưởng thành bơm trứng của mình vào trứng của những con sâu bướm chủ của chúng. Ấu trùng ong bắp cày đang phát triển này ăn uống và phát triển bên trong con sâu bướm đang phát triển, cuối cùng thoát khỏi con sâu bướm này khi nó chết đi. Ấu trùng ong bắp cày này sau đó hình thành kén rồi chờ đến khi điều kiện môi trường phù hợp cho con trưởng thành thì xuất hiện và bắt đầu lại chu kỳ sống này.

“Sinh học này và việc mỗi loài ong bắp cày chỉ nhắm đến 1 con sâu bướm cụ thể có nghĩa là chúng có khả năng là ứng cử viên lý tưởng cho việc phát triển thành những tác nhân đối chứng sinh học cho các vật làm hại nông nghiệp”, Kittel cho biết.

“Những con ong bắp cày từ giống này đã được đưa đến Úc làm đối chứng rất thành công, chẳng hạn làm đối chứng cho loài sâu bướm hại củ khoai tây. Tuy nhiên, điều quan trọng là những con ong bắp cày này được xác định và mô tả là thích hợp để các nghiên cứu gia nông nghiệp có thể nghiên cứu”.

Để xác định và mô tả đúng những loài ong bắp cày mới này, Kittel đã đo lường trên 30 đặc điểm ở mỗi con ong bắp cày, bao gồm kích thước tổng thể, chiều dài cánh và nhiều tỷ lệ khác, như kích thước mắt so với đầu chẳng hạn.

“Đôi lúc thoạt nhìn chúng trông giống nhau nhưng bằng các phép đo lường này cùng nhiều hình ảnh chi tiết, chúng có thể được phân biệt rõ ràng. Một đặc điểm phân biệt đó là chúng trông như thể lúc nào cũng đang mỉm cười. Chúng trông rất thân thiện và thực sự chúng là những người bạn rất tốt đối với chúng ta”, Kittel cho biết.

Giáo sư Andrew Austin đến từ Trung tâm Sinh học Tiến hóa và Đa dạng sinh học thuộc Trường Đại học Adelaide cho biết: “Đây là 1 nhóm côn trùng rất quan trọng – cả đối với vị trí của chúng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái lẫn đối với tiềm năng làm tác nhân đối chứng tự nhiên cho các vật làm hại nông nghiệp. Công trình nghiên cứu này đã đặt nền tảng nghiên cứu để tận dụng những loài côn trùng này”.

A.T - Dostdongnai, Theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 1042

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD