Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33366714
Nhiều sâu hại phát triển tính kháng ở cây trồng biến đổi gien

Theo một nghiên cứu, tính đến năm 2010 có 5 trong số 13 loài sâu hại cây trồng chính đã phát triển tính kháng với giống ngô biến đổi gien Bt và bông, cây trồng được đưa vào độc tính để đối phó với một số loài sâu hại nhất định, so với chỉ có 1 loài sâu hại trong năm 2005. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona đã báo cáo trong tạp chí Nature Biotechnology rằng mặc dù sự gia tăng về tính kháng đã được dự đoán, câu hỏi đặt ra là làm thế nào và tại sao sâu hại phát triển tính kháng nhanh như vậy.

Theo một nghiên cứu, tính đến năm 2010 có 5 trong số 13 loài sâu hại cây trồng chính đã phát triển tính kháng với giống ngô biến đổi gien Bt và bông, cây trồng được đưa vào độc tính để đối phó với một số loài sâu hại nhất định, so với chỉ có 1 loài sâu hại trong năm 2005.

 

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona đã báo cáo trong tạp chí Nature Biotechnology rằng mặc dù sự gia tăng về tính kháng đã được dự đoán, câu hỏi đặt ra là làm thế nào và tại sao sâu hại phát triển tính kháng nhanh như vậy.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu số liệu từ 77 cuộc nghiên cứu về 13 loài sâu hại ở 8 quốc gia trên 5 châu lục. 3 trong số 5 trường hợp tính kháng xuất hiện ở Mỹ, nơi có gần 50% diện tích cây trồng biến đổi gien Bt được trồng.

Nghiên cứu mới phát hiện trong các trường hợp xấu nhất, tính kháng đã phát triển trong 2 đến 3 năm, song trong các trường hợp tốt nhất, hiệu quả của cây trồng Bt đã duy trì được hơn 15 năm.

Sự khác biệt nằm ở chỗ nông dân trồng cây trú ẩn (refuges) ở mảnh đất liền kề sử dụng các giống cây non-Bt. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng khả năng di truyền của tính kháng là lặn, tức là sâu hại sống trên cây trồng Bt chỉ có hai bản sao của một gien kháng, một từ bố và một từ mẹ.

Trồng cây trú ẩn bên cạnh cây trồng Bt làm giảm cơ hội để hai côn trùng kháng bệnh giao phối với nhau, làm tăng khả năng gây giống với đối tác nhạy cảm, làm con lai bị giết bởi cây trồng Bt.

Ở miền Tây Nam nước Mỹ, các nhà khoa học làm việc với nông dân để thực hiện chiến lược trồng cây trú ẩn hiệu quả. Trong khi đó ở Ấn Độ, cây trú ẩn cũng yêu cầu tương tự, song nếu không có hạ tầng cơ sở phối hợp, việc thực hiện cho hiệu quả thấp.

Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng thiết lập riêng một mảnh đất nhỏ trồng cây trú ẩn có thể làm chậm quá trình phát triển tính kháng và không đạt được dấu hiệu của một nguy cơ kháng cao hơn.
 
M.D - Mard, Theo Xinhua.
Trở lại      In      Số lần xem: 1205

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD