Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu |
Nông nghiệp hiện nay sản xuất nhiều hơn, đủ calo để đáp ứng nhu cầu cơ bản ăn uống của con người trên toàn thế giới. Mặc dù dường như phong phú như vậy, nhưng một trong tám người không có đủ thức ăn để dùng. Một nghiên cứu mới đã đưa ra những chiến lược để giải quyết những thách thức phức tạp của sản xuất lương thực cho dân số toàn cầu đang phát triển. |
Nông nghiệp hiện nay sản xuất nhiều hơn, đủ calo để đáp ứng nhu cầu cơ bản ăn uống của con người trên toàn thế giới. Mặc dù dường như phong phú như vậy, nhưng một trong tám người không có đủ thức ăn để dùng.
Ảnh: Trường Đại học Bang Colorado
Một nghiên cứu mới đã đưa ra những chiến lược để giải quyết những thách thức phức tạp của sản xuất lương thực cho dân số toàn cầu đang phát triển, đồng thời giảm tác động môi trường và tăng khả năng phục hồi trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đứng đầu nghiên cứu là Meagan Schipanski, phó giáo sư về khoa học đất và cây trồng tại trường đại học Bang Colorada. Ông cho biết: "giải quyết thách thức về hệ thống thực phẩm của chúng ta đòi hỏi rất nhiều hơn so với sản xuất lương. Hệ thống lương thực bao gồm việc xem xét thức ăn được sản xuất ra sao, nó được phân phối như thế nào, thứ gì được tiêu thụ, và ai ảnh hưởng đến các hoạt động khác nhau này. Sự chênh lệch về nguồn thực phẩm Mặc dù đã có sự gia tăng đáng kể trong sản xuất cây trồng toàn cầu, nhưng số người suy dinh dưỡng ở các nước kém phát triển không giảm. Giá lương thực biến động hơn ở các nước kém phát triển, và có những thách thức về sức khỏe đồng thời với nhau liên quan đến chế độ ăn uống, cụ thể là tình trạng suy dinh dưỡng và sự tiêu dùng quá mức ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Các nguyên nhân gốc rễ của nhiều trong số những thách thức này thường ít liên quan hơn đến việc có đủ thức ăn mà liên quan nhiều hơn đến sự đói nghèo và khả năng tiếp cận với các nguồn lực, đặc biệt là khả năng tiếp cận của phụ nữ với giáo dục và các nguồn lực. Nghiên cứu trường hợp toàn cầu Sử dụng các nghiên cứu trường hợp từ Châu Phi, Ấn Độ và Brazil, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược hệ thống thực phẩm tích hợp. Ví dụ như, những nỗ lực ở Malawi đã cải thiện dinh dưỡng của con người bằng cách tích hợp nhiều đậu hơn trong sản xuất nông nghiệp cùng với giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng. Brazil thực hiện các chương trình quốc gia vào năm 2003 liên kết người sản xuất nông thôn với người tiêu dùng thành thị có thu nhập thấp, từ đó nâng cao thu nhập của nông dân và khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tại các khu vực đô thị. Tại Ấn Độ, tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với đất đai và các nguồn lực khác đã dẫn đến nhiều lợi ích cho sức khỏe gia đình và giáo dục. Thanh Vân - Dostdongnai, theo ScienceDaily. |
Trở lại In Số lần xem: 2972 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|