Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  42
 Số lượt truy cập :  34078382
Nồng độ CO2 tăng thúc đẩy thực vật tăng trưởng mạnh ở các vùng sa mạc

Các nhà khoa học tin rằng sự gia tăng nồng độ các-bon điôxyt đã làm tăng khối lượng thảm thực vật ở một số nơi trên thế giới. Sau khi nghiên cứu những hình ảnh vệ tinh chụp từ năm 1982 – 2010, các nhà nghiên cứu phát hiện có sự gia tăng mạnh mẽ về tốc độ tăng trưởng của thực vật ở các khu vực khô hạn nhất trên thế giới, bao gồm nhiều phần châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Đông và vùng xa xôi hẻo lánh Ôxtrâylia.

Các nhà khoa học tin rằng sự gia tăng nồng độ các-bon điôxyt đã làm tăng khối lượng thảm thực vật ở một số nơi trên thế giới. Sau khi nghiên cứu những hình ảnh vệ tinh chụp từ năm 1982 – 2010, các nhà nghiên cứu phát hiện có sự gia tăng mạnh mẽ về tốc độ tăng trưởng của thực vật ở các khu vực khô hạn nhất trên thế giới, bao gồm nhiều phần châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Đông và vùng xa xôi hẻo lánh Ôxtrâylia.

 

Nghiên cứu được thực hiện bởi Randall Donohue và nhóm cộng sự tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) ở Canberra, Ôxtrâylia. Trong giai đoạn 1982 – 2010, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 14%. Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn này lớp lá đã tăng 11% tại các vùng khô hạn này.
 
Các-bon điôxyt hoạt động như một chất cách điện và gây ra tăng nhiệt, song lại cần thiết cho sự tăng trưởng thực vật. Donohue cho biết: “Vệ tinh là công cụ hữu hiệu phát hiện sự thay đổi trong tổng diện tích che phủ lá và trong môi trường ấm, khô tác dụng của CO2 sẽ ảnh hưởng nhiều nhất. Rất nhiều tài liệu đã cho thấy sự gia tăng trung bình về thảm thực vật trên toàn cầu và cũng có rất nhiều suy đoán về nguyên nhân”.
Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng từ ánh nắng mặt trời kết hợp với CO2 với nước để phát triển. Lá cây có thể hấp thu nhiều các-bon hơn từ không khí trong quá trình quang hợp hoặc mất nước, hoặc cả hai, khi có nồng độ CO2 cao hơn.

Tháng trước, nồng độ CO2 trong khí quyển đo được đã vượt 400 phần triệu. Nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 40% kể từ khi con người bắt đầu đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu. Trong thế kỷ trước, nhiệt độ Trái đất đã tăng thêm 6 độ C.

Tuy nhiên, trong khi thảm thực vật tăng trưởng, tác động tiêu cực của khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn nhiều hơn lợi ích và nếu nồng độ CO2 tiếp tục tăng lên thì nhiều nơi trên Trái đất sẽ trở nên không thể sinh sống.
 
M.D - Mard, Theo Dailymail.
Trở lại      In      Số lần xem: 1337

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD