Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  56
 Số lượt truy cập :  34081197
Nuôi cá rô phi và trồng cà chua cùng nhau theo một phương pháp bền vững

Viện Sinh thái nước ngọt và Nghề cá nội địa tại Berlin, Đức đang tiến hành trồng cà chua và nuôi cá cùng nhau, vì họ đã phát hiện rằng nước bẩn từ các bể nuôi cá có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cà chua. Mục đích là để trồng rau và nuôi cá trong điều kiện không có khí thải.

Viện Sinh thái nước ngọt và Nghề cá nội địa tại Berlin, Đức đang tiến hành trồng cà chua và nuôi cá cùng nhau, vì họ đã phát hiện rằng nước bẩn từ các bể nuôi cá có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cà chua. Mục đích là để trồng rau và nuôi cá trong điều kiện không có khí thải.

 

Khoảng vài trăm con cá rô phi đang được nuôi trong khoảng 10 bể cá trong một nhà kính cùng với nhiều cây cà chua. Nhiệt độ được giữ ở 27 độ C.

Cá được nuôi theo cách nhân đạo, Werner Kloas, người sáng lập nhà kính cho biết: mỗi bể chứa chỉ bao gồm một đàn cá, có mật độ tương tự như trong môi trường tự nhiên. Và cà chua được trồng trong sợi/bông khoáng thay vì đất.

Các nhà nghiên cứu đã một vài lần chứng minh rằng sự kết hợp này sẽ thành công, tờ Deutsche Welle cho biết.

Cá bài tiết amoniac, một chất độc hại đối với cá rô phi, vì vậy nước phải được xử lý - và nước bẩn này là một phân bón lý tưởng cho cà chua khi chất thải của cá đã được lọc và amoniac đã được xử lý hóa học.

Quy trình này xảy ra tự động: nước bẩn chảy qua các ống nhựa màu trắng và chất thải của cá được lọc, sau đó nước được làm thanh khiết trong máy lọc sinh học.

Một sản phẩm phụ là nitrate - một thành phần quan trọng và có giá trị của phân bón cây trồng. Nước đã xử lý được chuyển qua đường ống tới các hộp nơi cây cà chua đang phát triển.

Cây trồng sau đó hấp thụ nitrate từ nước và bất kỳ sự dư thừa nào đều được loại bỏ qua lá như hơi nước. Một số xiphông làm mát lắp đặt dưới trần nhà đảm bảo rằng hơi nước quay trở lại các bể cá.

"Với một hệ thống đường vòng khép kín, chúng tôi chỉ cần sử dụng khoảng 10% phần trăm nước sạch trong một ngày", Kloas nói. "Chúng tôi có thể tiết kiệm rất nhiều nước và do đó quản lý một hệ thống bền vững".

Các nhà nghiên cứu tin rằng hệ thống này sẽ là một phương pháp đem lại lợi nhuận và thiết thực cho các khu vực hạn hán như ở châu Phi, để sản xuất thực phẩm.

Tuy nhiên, mặc dù nước bay hơi được thoát ra từ nhà kính thông qua các xiphông làm mát và quay trở lại vào hệ thống nước, năng lượng cần thiết cho một hệ thống như vậy là rất lớn. Werner Kloas tin rằng hệ thống năng lượng mặt trời đơn giản sẽ đủ để tạo ra năng lượng quanh năm nếu hệ thống này được lắp đặt tại châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
 
 
CHT - Mard, theo Fis.
Trở lại      In      Số lần xem: 1327

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD