Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33360242
Phân tích chuỗi giá trị nho tỉnh Ninh Thuận

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Ninh Thuận từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012, với cách tiếp cận là vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschborn GTZ (Deutsche Gesellchaft für Technische Zusammenarbeit-Đức)

Nguyễn Phú Son[1], Lê Văn Gia Nhỏ[2]

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Ninh Thuận từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012, với cách tiếp cận là vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschborn GTZ (Deutsche Gesellchaft für Technische Zusammenarbeit-Đức) và “Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn sản phẩm nho được bán dưới dạng trái tươi, với chi phí sản xuất 11.220 đ/kg  nho tươi. Có 2 kênh  phân phối chính: (i) Kênh 1: Người trồng nho=> Thương lái=> Chủ vựa trong tỉnh=>Chủ vựa ngoài tỉnh=>Người bán lẻ/Siêu thị ngoài tỉnh => Người tiêu dùng; (ii) Kênh 2: Người trồng nho=> Chủ vựa trong tỉnh=>Người bán lẻ/Siêu thị trong tỉnh=> Người tiêu dùng. Đối với kênh 1, giá trị gia tăng thuần phân bổ cho người trồng nho là 32,9%, kế đến là chủ vựa trong tỉnh (27,3%), các tác nhân còn lại từ 7,9-16,3%. Đối với kênh 2, giá trị gia tăng thuần phân bổ cho người trồng nho là 49,3%, chủ vựa trong tỉnh là 23,4%, và người bán lẻ/siêu thị trong tỉnh là 27,3%.  Để nâng cấp chuỗi giá trị nho tỉnh Ninh Thuận, cần tập trung thực hiện các chiến lược sau: (i) Đa dạng hóa ngành nghề cho hộ trồng nho; (ii) Nâng cao năng lực sản xuất cho hộ trồng nho;  (iii) Cải tạo giống nho; (iv) Tạo cơ hội nối kết thị trường cho các hộ/tổ chức nông dân với người mua; (v) Tăng cường áp dụng sản xuất mới để tăng năng suất và giảm chi phí.

Từ khóa: Nho, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần



[1] TS, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ,

[2] ThS, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam

 

Trở lại      In      Số lần xem: 4264

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD