Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  35
 Số lượt truy cập :  34809458
Phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Long An và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang (ThS. Lê Văn Gia Nhỏ, Email: nho.lvg@iasvn.org)

Đề tài “Phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Long An và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang” được tiến hành ở hai huyện Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An và huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ tháng 1/2004 đến tháng 4/2005.

TÓM TẮT

Đề tài “Phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Long An và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang” được tiến hành ở hai huyện Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An và huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ tháng 1/2004 đến tháng 4/2005.

Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích ngành hàng (CCA: Commodity Chain Analysis) và Ma-trận phân tích chính sách (PAM: Policy Anlysis Matrix) để phân tích trên 4 loại gạo xuất khẩu: Khao-Dawk-Mali 105 (KDM 105), gạo 5% tấm, 10% tấm, 25% tấm. Nghiên cứu phân tích các thông số quan trọng như hệ số bảo hộ danh nghĩa NPC (Nominal Protection Coefficient), hệ số bảo hộ hiệu quả sản xuất EPC (Effective Protection Coefficient), lợi thế so sánh thông qua chỉ tiêu chi phí nội nguồn DRC (Domestic Resource Cost) và sự phân bổ lợi nhuận của các thành phần tham gia trong ngành hàng lúa gạo. Nghiên cứu đã xác định 4 thành phần chính tham gia trong ngành hàng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long: nông dân (người trồng lúa), hàng xáo (hộ thu gom), nhà máy xay xát (người chế biến), Công ty kinh doanh xuất khẩu gạo. Ngoài ra nghiên cứu cũng tập trung điều tra trên một số đối tượng khác có liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo như hộ kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, vận chuyển để xác định chi phí liên quan.

Các số liệu thứ cấp khác được tổng hợp từ các nguồn như FAO, USDA (Bộ nông nghiệp Mỹ), Tạp chí sản xuất và thị trường của Bộ NN&PTNT, Niên giám thống kê.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nông dân (người trồng lúa) giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị gia tăng của ngành hàng (chiếm 70-92%) và nhận 75-90% lợi nhuận trong ngành hàng lúa gạo. Các chỉ số Bảo hộ danh nghĩa NPC và Bảo hộ hiệu quả sản xuất EPC đều nhỏ hơn 1, điều đó khẳng định rằng nhà nước không bảo hộ ngành hàng lúa gạo. Chỉ số chi phí nội nguồn DRC (Domestic Resource Cost) của các nhóm gạo xuất khẩu nhỏ hơn 1 cho thấy sản xuất và xuất khẩu lúa gạo mang lại ngoại tệ cho quốc gia một cách hiệu quả. Việc phân tích độ nhạy cho thấy khả năng mất lợi thế so sánh của nhóm gạo thơm và gạo chất lượng cao (gạo 5% tấm) ít hơn so với nhóm gạo chất lượng thấp (gạo 10% tấm và 25% tấm).

Trở lại      In      Số lần xem: 6131

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD