Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33348880
Phát hiện chất độc trong vi khuẩn có thể tiêu diệt côn trùng hại cây trồng

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Ôxtrâylia và Niu Dilân đang khai thác vi khuẩn như một thuốc trừ sâu sinh học mới để kiểm soát côn trùng hại mùa màng. Nhóm các nhà nghiên cứu này bao gồm tiến sĩ Michael Landsberg đến từ Viện Nghiên cứu sinh học phân tử thuộc Đại học Queensland đã phát hiện những tính năng của Yersinia entomophaga, một vi khuẩn có khả năng tiêu diệt nhiều loài côn trùng phá hoại mùa màng. Trong quá trình nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khám phá một phương pháp hoàn toàn mới, đó là các gien sản xuất và dự trữ chất độc.

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Ôxtrâylia và Niu Dilân đang khai thác vi khuẩn như một thuốc trừ sâu sinh học mới để kiểm soát côn trùng hại mùa màng.

 

Nhóm các nhà nghiên cứu này bao gồm tiến sĩ Michael Landsberg đến từ Viện Nghiên cứu sinh học phân tử thuộc Đại học Queensland đã phát hiện những tính năng của Yersinia entomophaga, một vi khuẩn có khả năng tiêu diệt nhiều loài côn trùng phá hoại mùa màng. Trong quá trình nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khám phá một phương pháp hoàn toàn mới, đó là các gien sản xuất và dự trữ chất độc.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Tiến sĩ Shaun Lott đến từ Viện Nghiên cứu Agresearch, Đại học Auckland và Tiến sĩ Mark Hurst đã cùng với Jason Busby và Landsberg công bố nghiên cứu này trên tạp chí Khoa học tự nhiên.

Landsberg cho biết, vi khuẩn này tạo ra khoang protein khổng lồ chứa đầy độc tố, nó như một chiếc hộp bảo vệ nhỏ và chỉ mở ra khi bắt gặp những điều kiện môi trường phù hợp. Chính điều này đã cho phép vi khuẩn này có thể tạo ra các chất độc nhưng lại không làm tổn hại đến bản thân chúng. Những chất độc này được bảo quản trong khoang protein và chỉ được tiết ra tại một thời điểm thích hợp để tiêu diệt côn trùng.

Vi khuẩn này được phát hiện lần đầu tiên trên một giống cỏ bản địa của Niu Dilân bởi Mark Hurst, tiến sĩ đến từ Agresearch ở Lincoln, nhưng một điều thú vị thu hút các nhà khoa học đó là vi khuẩn này cũng ảnh hưởng đến các côn trùng trong đó có sâu tơ cải bắp - một loài sâu ăn lá phá hoại trên cải bắp trong suốt thời kỳ ấu trùng và sâu, chúng ăn rất khỏe và có sức tàn phá rất lớn.

Viên Nghiên cứu sinh học phân tử (IMB) thuộc Đại học Queensland, Ôxtrâylia cũng đang hướng tới những nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách nâng cao chất lượng thuốc chữa bệnh cho con người, nghiên cứu thuốc mới và công nghệ sinh học.

Agresearch là cơ quan nghiên cứu về sinh học và sinh học phân tử lớn nhất của Niu Dilân.
 
TK - Mard, Theo Agresearch.
Trở lại      In      Số lần xem: 1039

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD