Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  59
 Số lượt truy cập :  34076270
Phát hiện nhân tố giúp con người sống tới 500 tuổi

Mới đây, các nhà khoa học thuộc ĐH California đã khám phá ra nhân tố giúp kéo dài tuổi thọ ở người tới 500 tuổi từ gene của loài sâu nhỏ có tên Caenorhabditis elegans. Theo đó, nhà nghiên cứu hi vọng tìm ra phương pháp điều trị chống lão hóa dựa trên gene của loài sinh vật này.

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra nhân tố giúp con người kéo dài tuổi thọ.


Mới đây, các nhà khoa học thuộc ĐH California đã khám phá ra nhân tố giúp kéo dài tuổi thọ ở người tới 500 tuổi từ gene của loài sâu nhỏ có tên Caenorhabditis elegans. Theo đó, nhà nghiên cứu hi vọng tìm ra phương pháp điều trị chống lão hóa dựa trên gene của loài sinh vật này.


C. elegans là sinh vật đa bào đầu tiên có cấu trúc di truyền ánh xạ hoàn toàn, có 20.000 gene mang các chức năng tương tự như ở người. Khoảng 2.000 những gene này đóng một vai trò trong việc thúc đẩy chức năng cơ bắp và 50-60% trong số này giống với con người.

 


Hình ảnh của loài C. elegans


Tiến sỹ Pankaj Kapahi - người tham gia nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi cảm thấy rất thú vị khi biết loài C. elegans có cấu tạo sinh học giống người như vậy. Những đột biến gene ở loài này tạo ra những phản hồi tích cực trong các mô khiến gia tăng tuổi thọ. Về cơ bản, chúng sẽ sống được khoảng 400 - 500 năm".


Tiến sĩ nói thêm, trong những nghiên cứu đầu tiên, chúng tôi tập trung vào xem xét một đột biến gene duy nhất nhưng sau đó, các đột biến này trở nên mạnh mẽ, rõ ràng hơn. Không chỉ vậy, đột biến này còn tham gia ngăn chặn phân tử quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động insulin, có tác dụng chuyển hóa mô mỡ thành năng lượng cung cấp hoạt động sống của cơ thể. Lúc này, tuổi thọ của C. elegans sẽ tăng lên 130%.


Các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ áp dụng thử nghiệm trên chuột và các động vật có vú để xem liệu hiệu ứng tương tự có thể xảy ra. Nếu thành công thì đây sẽ là hi vọng mới cho các nhà khoa học tìm ra phương pháp giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa ở người.

 

Theo Khoahoc.com.vn

Trở lại      In      Số lần xem: 1037

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD