Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33342005
Phát hiện và xác định Cactus virus X (CVX) nhiễm trên cây thanh long ở Việt Nam

Cây thanh long (Hylocereus undulatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae) có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines,  Indonesia, Đài Loan, miền Nam của Trung Quốc (Quảng Tây). Ở Việt Nam, thanh long được trồng nhiều nhất ở Bình Thuận và một số tỉnh như Tiền Giang, Long An, Kiên Giang. Hiện nay, thanh long cung được trồng ở nhiều tỉnh của miền Bắc như Ba Vì (Hà Nội), Quảng Ninh, Hòa Bình,  Cao Bằng, v.v. 

Nguyễn Đức Huy(1*), Nguyễn Hồng Sơn(2), Nguyễn Thị Bích Ngọc(3) và Nguyễn Thành Hiếu(4)

 

Cây thanh long (Hylocereus undulatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae) có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines,  Indonesia, Đài Loan, miền Nam của Trung Quốc (Quảng Tây). Ở Việt Nam, thanh long được trồng nhiều nhất ở Bình Thuận và một số tỉnh như Tiền Giang, Long An, Kiên Giang. Hiện nay, thanh long cung được trồng ở nhiều tỉnh của miền Bắc như Ba Vì (Hà Nội), Quảng Ninh, Hòa Bình,  Cao Bằng, v.v. Cây thanh long thích hợp trồng trên nhiều loại đất, quả thanh long có nhiều chất dinh dưỡng và có giá trị xuất khẩu cao nên thanh long thanh long đã và đang là cây ăn quả quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam.

 

Tuy nhiên, năng suất thanh long không ổn định do một số bệnh mới xuất hiện và gây hại nặng như bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum), bệnh đốm nâu gây hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng trong những năm gần đây (2013-2018). Theo ghi nhận của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, bệnh đốm nâu đã xuất hiện vào đầu năm 2008 tại Bình Thuận và Tiền Giang. Từ năm 2011 trở lại đây, bệnh gây hại nặng và lây lan trên diện rộng. Có những vườn thanh long bị mất trắng, không thể thu hoạch được do quả bị nhiễm bệnh, gây ra thiệt hại rất lớn cho người trồng thanh long. Bên cạnh đó, bệnh thối nhun cành, quả do vi khuẩn cung như bệnh vi rút gây hại trên thanh long ở Việt Nam chưa được xác định tác nhân gây bệnh cung như phòng trừ bệnh hiệu quả. Xác định được tác nhân gây bệnh thối cành do vi khuẩn hoặc đốm cành do vi rút se góp phần quan trọng vào việc phòng trừ bệnh hại và công tác kiểm dịch thực vật bệnh hại trên thanh long.

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


1. Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2. Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

4. Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam

Trích TC BVTV năm 2019.

Trở lại      In      Số lần xem: 465

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD