Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  71
 Số lượt truy cập :  34077189
Phát thải cácbon điôxít và mêtan vẫn tiếp tục tăng

Mặc dù thỏa thuận toàn cầu về việc hạn chế lượng khí thải nhà kính được thông qua tại sự kiện COP21 diễn ra vào tháng 12/2015 tại Paris, Pháp, nhưng theo dữ liệu từ vệ tinh Envisat của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và vệ tinh GoSat của Nhật Bản thì nồng độ của cả hai loại khí CO2 và CH4 trong khí quyển vẫn tiếp tục tăng. Hàm lượng CH4 tăng khoảng 0,3% mỗi năm kể từ năm 2007 và nồng độ CO2 tăng ở mức 0,5% mỗi năm.

Tuần qua, tại Hội nghị chuyên đề Hành tinh sống diễn ra ở Pragu đã đưa ra bằng chứng về tình trạng hai loại khí nhà kính mêtan (CH4) và cácbon điôxít (CO2) trong khí quyển tiếp tục gia tăng.


Mặc dù thỏa thuận toàn cầu về việc hạn chế lượng khí thải nhà kính được thông qua tại sự kiện COP21 diễn ra vào tháng 12/2015 tại Paris, Pháp, nhưng theo dữ liệu từ vệ tinh Envisat của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và vệ tinh GoSat của Nhật Bản thì nồng độ của cả hai loại khí CO2 và CH4 trong khí quyển vẫn tiếp tục tăng. Hàm lượng CH4 tăng khoảng 0,3% mỗi năm kể từ năm 2007 và nồng độ CO2 tăng ở mức 0,5% mỗi năm.

Những nỗ lực được đưa ra nhằm làm giảm lượng khí thải nhà kính gồm các mục tiêu hạn chế nóng lên toàn cầu, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân làm tăng nồng độ khí CH4 và CO2, mặc dù cả hai loại khí này đều liên quan đến tình trạng phát triển nông nghiệp và đốt các nhiên liệu hóa thạch.

Michael Buchwitz, người đứng đầu Dự án Khí nhà kính trong Sáng kiến Biến đổi khí hậu ESA cho biết, hiện nay các nhà máy thải ra khoảng 25% lượng CO2 và nếu không có thỏa thuận rang buộc này thì nồng độ CO2 trong khí quyển và hậu quả do nó gây ra sẽ là lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ông không biết các nhà máy sẽ phản ứng thế nào với tình trạng biến đổi khí hậu. Bởi vì những hiểu biết về “bể cácbon trên mặt đất" còn hạn chế, do đó mục tiêu của việc quan sát cácbon điôxít trên vệ tinh là để xóa đi những lỗ hổng kiến thức liên quan đến phát thải CO2 và CH4, đồng thời cải thiện tình hình dự báo về khí hậu trong tương lai.

ESA đang phát triển một vệ tinh mới có thể quan trắc mức độ phát thải toàn cầu một cách chính xác hơn. Các Sentinel5-P hy vọng sẽ hỗ trợ cho việc giảm phát thải khí nhà kính bằng việc cung cấp các số đo cụ thể, chính xác và xác định được những điểm nóng.

 

N.M.P - NASATI, theo Pan European Networks.

Trở lại      In      Số lần xem: 901

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD