Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  62
 Số lượt truy cập :  34070678
Phương pháp chỉ dấu sinh học mới cho các nghiên cứu về dinh dưỡng

GS. Cristina Andrés Lacueva (Đại học Barcelona, Tây Ban Nha) người đứng đầu Nhóm Nghiên cứu Hóa phân tích về Chỉ dấu sinh học, Dinh dưỡng và Thực phẩm cùng cộng sự giải thích "sự phát triển và áp dụng phương pháp chỉ dấu sinh học dinh dưỡng cho phép thực hiện đánh giá chế độ ăn, chính xác, mang tính đặc thù và khách quan hơn do phương pháp này không đánh giá chỉ dựa trên trí nhớ của những người tham gia thử nghiệm khi trả lời bảng câu hỏi điều tra.

GS. Cristina Andrés Lacueva (Đại học Barcelona, Tây Ban Nha) người đứng đầu Nhóm Nghiên cứu Hóa phân tích về Chỉ dấu sinh học, Dinh dưỡng và Thực phẩm cùng cộng sự giải thích "sự phát triển và áp dụng phương pháp chỉ dấu sinh học dinh dưỡng cho phép thực hiện đánh giá chế độ ăn, chính xác, mang tính đặc thù và khách quan hơn do phương pháp này không đánh giá chỉ dựa trên trí nhớ của những người tham gia thử nghiệm khi trả lời bảng câu hỏi điều tra. Chỉ dấu sinh học dinh dưỡng xem xét những điểm khác biệt giữa từng cơ thể mổi cá nhân và sinh khả dụng (tác dụng của thuốc trong cơ thể). Theo các chuyên gia, "phương pháp này giúp đánh giá chắc chắn và chính xác hơn về mối liên hệ giữa lượng thức ăn tiêu thụ với nguy cơ mắc bệnh hay tỷ lệ tử vong".

 

Qua tiến hành thử nghiệm giữa 2 nhóm người: nhóm những người tiêu thụ chế độ ăn giàu polyphenol (> 650 mg/ngày) và nhóm thực hiện chế độ ăn với hàm lượng polythenol thấp hơn (<500 mg/ngày), nghiên cứu đã đi đến kết luận: tỷ lệ tử vong nhìn chung đã giảm đến 30%.

 

Chuyên gia Raúl Zamora Ros, trong nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng "các kết quả nghiên cứu giúp làm sáng tỏ một chứng minh khoa học, trong đó cho thấy những người thường xuyên tiêu thụ chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả thường ít có nguy cơ mắc những bệnh mãn tính hoặc tử vong". Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá lượng thức ăn cơ thể dung nạp bằng cách áp dụng phương pháp chỉ dấu sinh học dinh dưỡng, chứ không chỉ thông qua bảng câu hỏi điều tra về mức độ tiêu thụ thực phẩm.

 

Nhóm nghiên cứu Hóa phân tích về Chỉ dấu sinh học, Dinh dưỡng và Thực phẩm tham gia dự án Fun-C-Food (Consolider Ingenion), đã tích cực hợp tác với một số nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhóm nghiên cứu thường tập trung đánh giá và phân tích những chỉ dấu sinh học dinh dưỡng mới một cách hiệu quả và chính xác hơn dựa trên sinh khả dụng của các hợp chất hoạt tính sinh học có trong thực phẩm và cơ chế hoạt động của những chất này, qua đó, liên kết lượng thực phẩm tiêu thụ nhất định (chỉ dấu tiêu thụ) với những ảnh hưởng tiềm tàng đối với sức khỏe của con người.

 

P.K.L - NASATI, theo sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1029

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD