Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33336311
Rệp sáp hại rễ

Rệp sáp hại rễ đang ngày càng gây hại nghiêm trọng tại các vùng trồng tiêu cao nguyên ở Kerala và Karnataka (Ấn Độ).  Chúng cũng gây hại trên cỏ dại và cà phê trồng xen với tiêu.

1. Tổng quan

Tên khoa học:           Planococcus spp., Pseudococcus spp., Ferrisia virgata

Phân bố:                   Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam

Vị trí gây hại:           Rễ

 

Rệp sáp hại rễ đang ngày càng gây hại nghiêm trọng tại các vùng trồng hồ tiêu cao nguyên ở Kerala và Karnataka (Ấn Độ). Chúng cũng gây hại trên cỏ dại và cà phê trồng xen với hồ tiêu.

2. Vòng đời

Rệp sáp có hình bầu dục, toàn thân mềm được bao phủ bởi lớp sợi sáp màu trắng và vòng đời sinh trưởng của chúng trong khoảng 25 ngày.

3. Đặc điểm gây hại

Rệp sáp tấn công trên rễ tiêu gây hiện tượng vàng lá. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ khiến dây tiêu kiệt sức dần và chết. Có thể quan sát thấy rệp sáp ở gốc tiêu phần dưới lớp đất mặt và trên rễ. Phần rễ tiêu bị rệp sáp tấn công dễ bị gây hại bởi nấm Phytophthora capsici và các loài tuyến trùng kí sinh (Radopholus similis và Meloidogyne incognita) khiến cây nhanh mất sức và chết. Trong vườn ươm, rệp sáp tấn công chồi non và lá của hom tiêu.

 

              Rệp sáp hại rễ                     Rệp sáp phát triến trên rễ tiêu          Lá tiêu bị vàng do rệp sáp gây hại

4. Thời điểm gây hại

Rệp sáp gây hại quanh năm nhưng nghiêm trọng nhất vào thời kỳ gió mùa từ tháng 10 trở đi.

5. Insect pest

Tên khoa học:  Planococcus spp., Pseudococcus spp., Ferrisia virgate

 

Rệp sáp giả Pseudococcus spp.

 

Rệp sáp cùng với nấm phát triển

6. Biện pháp phòng trừ

6.1 Biện pháp canh tác

Vào mùa hè nên dọn sạch cỏ dại nhằm giảm mật số rệp sáp trong vườn. Ở Ma-lai-xi-a, người dân được khuyến cáo không trồng cây vông nem (Erythrina variegata L.,  E. orientalis ) trong vườn hồ tiêu.

6.2 Biện pháp hóa học

Trong giai đoạn cây con, có thể phun Dimethoate 0,05% để phòng trừ rệp sáp. Đối với hồ tiêu lớn, tưới đẫm gốc bằng Chlorpyriphos 0,075% khi cây mới bị tấn công để trừ rệp sáp, đồng thời cũng giúp phòng trừ sự tấn công của nấm Phytophthora và tuyến trùng. Ở Ma-lai-xi-a, người dân được khuyến cáo phun Deltamethrin 2 tuần một lần từ 5-6 lần trong suốt giai đoạn ra hoa của hồ tiêu để phòng trừ rệp sáp. Ngoài ra có thể phun thay thế dầu khoáng (72%) với nồng độ 16,5 ml/l nước tối đa 3 lần trong 1 vụ. Không được phun bữa bãi dung dịch Bordeaux vì sẽ khiến rệp sáp gây hại nặng hơn.

Trở lại      In      Số lần xem: 5984

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD