Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  70
 Số lượt truy cập :  34070640
Sản xuất thử nghiệm loài nấm Hypsizygus marmoreus - Bunashimeji

Nấm Bunashimeji (nấm cẩm thạch) là tên gọi bằng tiếng Nhật của loài Hypsizygus marmoreus nằm trong chi Hypsizygus thuộc họ Tricholomataceae. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển nuôi trồng loài nấm này. Dự án sản xuất thử nghiệm được thực hiện nhằm hoàn thiện công nghệ nuôi trồng loài nấm Hypsizygus marmoreus chủng giống Nâu tại Đà Lạt theo hướng nội địa hóa công nghệ.

Nấm Bunashimeji (nấm cẩm thạch) là tên gọi bằng tiếng Nhật của loài Hypsizygus marmoreus nằm trong chi Hypsizygus thuộc họ Tricholomataceae. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển nuôi trồng loài nấm này. Dự án sản xuất thử nghiệm được thực hiện nhằm hoàn thiện công nghệ nuôi trồng loài nấm Hypsizygus marmoreus chủng giống Nâu tại Đà Lạt theo hướng nội địa hóa công nghệ.


Từ 6 chủng giống nấm nhập ngoại có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, dự án đã tuyển chọn được 1 chủng giống thích hợp cho việc sản xuất thử nghiệm (chủng Hypsizygus marnoreus 06). Chủng giống này ngoài tính chất phát triển nhanh nhất so với các chủng giống khác, còn có hình dạng, kích thước phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Giống Hypsizygus marmoreus khi bảo quản trong môi trường mạt cưa và được cấy truyền sau mỗi 3 tháng cho chất lượng bảo toàn và ổn định. Hệ sợi nấm Hypsizygus marmoreus tăng trưởng trên cả 5 môi trường PGA, Malt – Agar, YMA, CYM, YMG. Tuy nhiên nấm mọc mạnh nhất trên 2 môi trường PGA và Malt-Agar.


Nguyên liệu để làm môi trường nhân giống sản xuất nấm Hypsizygus marmoreus là cùi bắp xay, hỗn hợp mạt cưa – bã mía, bã mía, mạt cưa gỗ cao su và thóc, trong đó thóc cho kết quả tốt nhất, đây là nguyên liệu tương đối rẻ tiền và dễ tìm ở Đà Lạt.
 

Các nghiên cứu về xử lý nguyên liệu cho thấy, nấm Hypsizygus marmoreus phát triển tốt trên môi trường được khử trùng, không thích hợp với nguyên liệu được xử lý bằng cách lên men. Về bao bì chứa cơ chất, dạng bao bì chai nhựa thích hợp nhất, ngoài ra cũng có thể sử dụng chai thủy tinh, hộp nhựa, và túi nhựa. Dự án đã tiến hành nuôi trồng thử nghiệm nấm Hypsizygus marmoreus trên quy mô trang trại tại Công ty Nguyên Long với nhà nuôi trồng nấm được thiết kế có thể chứa 15.000 chai/bịch phôi loại 0,8 lít. Theo tính toán bước đầu, một nhà trồng sau một đợt nuôi trồng (kéo dài 25 ngày, thu hoạch một lứa) sẽ thu được lợi nhuận 19.080.000đ.

 

Nấm Hypsizygus marmoreus


Qua dự án này, nhóm nghiên cứu do TS. Trương Bình Nguyên dẫn đầu đã xây dựng một mô hình nhà xưởng theo hướng nuôi trồng công nghệ cao để sản xuất nấm Hypsizygus marmoreus. Mô hình bao gồm phòng cấy giống, phòng ủ sợi, phòng ra quả thể và đặc biệt chú trọng khâu điều khiển nhiệt độ trong nhà nuôi trồng thu quả thể. Mô hình đang được sử dụng khá hiệu quả tại Viện Sinh học Tây Nguyên, giúp hạn chế rủi ro hơn so với nuôi trồng nấm Hypsizygus marmoreus ở điều kiện khí hậu tự nhiên. 

 

Theo CESTI.

Trở lại      In      Số lần xem: 1990

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD