Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  34470503
Sinh thái cây điều

Cây điều có thể phân bố từ vĩ độ 250 Bắc đến 250 Nam nhưng vùng sản xuất chủ yếu từ vĩ độ 150 Bắc đến 150 Nam. Độ cao so với mặt nước biển của vùng đất trồng phụ thuộc vào vĩ độ, địa hình và tiểu khí hậu mỗi vùng. Độ cao thích hợp nhất là dưới 600m so với mặt nước biển.

Khí hậu

 

Cây điều có thể phân bố từ vĩ độ 250 Bắc đến 250 Nam nhưng vùng sản xuất chủ yếu từ vĩ độ 150 Bắc đến 150 Nam. Độ cao so với mặt nước biển của vùng đất trồng phụ thuộc vào vĩ độ, địa hình và tiểu khí hậu mỗi vùng. Độ cao thích hợp nhất là dưới 600m so với mặt nước biển. Độ dài ngày và thời gian chiếu sáng không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây điều. Cây điều có thể sống từ 50C – 450C. Nhiệt độ trung bình thích hợp nhất là 270C.

      

Điều có thể thích nghi với lượng mưa hàng năm biến động từ 500-4000 mm; nhưng thích hợp nhất là từ 1000-2000 mm. Đối với cây điều, sự phân bó lượng mưa (mùa) quan trọng hơn lượng mưa. Do cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa. Do đó khí hậu hai mùa mưa và khô hạn riêng biệt, trong đó mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 4 tháng là thích hợp cho sự ra hoa đậu quả của cây điều.

 

Ẩm độ tương đối ít ảnh hưởng đế sự sinh trưởng và phát triển của cây điều, tuy nhiên ẩm độ tương đối cao trong thời kỳ ra hoa có thể làm cho bệnh thán thư và bọ xít muỗi gia tăng trong khi đó ẩm độ tương đối thấp kết hợp với gió nóng sẽ gây khô bông và rụng quả non.

 

Đất trồng điều thích hợp nhất là các loại đất giàu chất hữu cơ, pH từ 6,3– 7,3 và thoát nước tốt. Cây điều không thích hợp với các loại đất ngập úng, nhiễm phèn, mặn, hay đất có tầng canh tác mỏng.

 

Bảng 1. Phân hạng đất trồng điều theo điều kiện đất đai và khí hậu

Chỉ tiêu

Hạng

Rất tốt

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Độ sâu tầng đất (m)

> 1,5

0,9 – 1,0

0,45 – 0,9

0,23 – 0,45

< 0,23

Thành phần cơ giới

Thịt, thịt pha cát

Cát pha thịt, phù sa, cát ven biển

Thịt pha sét, thịt

Thịt pha sét có sỏi,

thịt nặng

Cát ven biển có mực nước ngầm cao, sỏi có tâng đế cày

Độ chua

(pH)

6,3 – 7,3

6,0 – 6,2

5,6 – 5,9

5,1 – 5,5;

7,4 – 7,8

< 5,5; > 7,8

Độ dốc (%)

< 3

3 – 5

5 – 15

15 – 25

> 25

Mực nước ngầm (m)

2 -5

1,5 – 2,0

8 – 10

10 – 13

> 13

Độ thoát nước

Tốt

Tốt đến quá nhanh

Trung bình

Quá nhanh hay kém

Rất kém

Độ cao so với mực nước biển (m)

< 20

20 – 120

120 – 450

450 – 750

> 750

Lượng mưa (mm)

1.500- 1.800

1.300- 1.500

1.100- 1.300

900- 1.100

< 250

Nhiệt độ max (0C)

32,2 – 37,8

37,8- 39,4

39,4- 41,1

41,1- 43,3

> 43,3

Nhiệt độ min (0C)

15,6

13,3 –15,6

11,7 –13,3

8,9 – 11,7

< 8,9

Độ ẩm (%)

70 - 80

65 - 70

60 - 65

50 - 60

< 50; > 80

Sương muối giá (lần/năm)

Không (1/20)

Không (1/15)

Hiếm

(1/10)

Ít khi (1/5)

Thường (1/1)

 

Thời vụ trồng điều thích hợp ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 6 – tháng 8, nếu trồng muộn hơn cần phải xới đất, ủ cỏ và tưới nước trong mùa khô.

Trở lại      In      Số lần xem: 4205

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD