Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  62
 Số lượt truy cập :  34080551
So sánh gien của cà chua dại với cà chua được thuần hóa

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã đưa ra so sánh đầu tiên về hai trình tự ADN – trình tự gien đang hoạt động, hoặc bị sao chép, giữa cà chua được thuần hóa và cà chua dại.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã đưa ra so sánh đầu tiên về hai trình tự ADN – trình tự gien đang hoạt động, hoặc bị sao chép, giữa cà chua được thuần hóa và cà chua dại.

 

Kết quả của nghiên cứu mang lại cái nhìn sâu sắc về những thay đổi di truyền liên quan đến cà chua thuần, đồng thời có thể hỗ trợ cho những nỗ lực trong tương lai để lai tạo ra các đặc tính mới đưa vào cà chua hoặc các loại cây trồng khác, Julin Maloof - Giáo sư sinh học thực vật tại trường Khoa học sinh học trực thuộc trường Đại học California, Davis và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
 
Nghiên cứu được đăng tải ngày 24/6 trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Chẳng hạn như, lai tạo những đặc tính mới đưa vào cà chua thường liên quan đến lai chéo chúng với loài họ hàng hoang dại của chúng. Nghiên cứu mới đây cho thấy một lượng lớn các gien từ một loài cà chua dại có trong cà chua được thuần hóa và có tác động trên diện rộng, tác động bất ngờ tới toàn bộ bộ gien.

Maloof và các đồng nghiệp đã nghiên cứu giống cà chua thuần hóa Solanum lycopersicum và các loài cà chua dại họ hàng S. pennellii, S. habrochaites và S. pimpinellifolium. Maloof lưu ý: “So sánh bộ gien của loài cây này cho thấy tác động của của nghẽn tiến hóa, chẳng hạn như đối với giống cà chua thuần ở Nam Mỹ, và sau đó là khi những cây cà chua được đưa đến châu Âu để canh tác”.

Trong những phát hiện khác, gien gắn với màu sắc của trái cây cho thấy sự phát triển nhanh chóng giữa các dòng cà chua thuần có quả màu đỏ và cà chua hoang dại họ hàng có quả màu xanh. Cà chua dại S. pennellii sống ở sa mạc đã đẩy nhanh quá trình tiến hóa trong gien liên quan đến khả năng chịu hạn, chịu nhiệt và chịu mặn.

Công nghệ mới hiện đang mang lại cho các nhà sinh học khả năng trước đây chưa từng có để nghiên cứu tất cả các gien trong một sinh vật, không chỉ ở một số ít loài được lựa chọn. Các nhà nghiên cứu không chỉ nghiên cứu ADN của loài cây này mà còn nghiên cứu ARN thông tin được sao chép từ các gien khác nhau. Phiên mã ARN là quá trình biến đổi thông tin trong các gien đưa vào hoạt động. Nếu trình tự ADN là danh sách các bộ phận hình thành một cây cà chua, thì các phiên mã RNA thông tin là những chỉ dẫn từng bước thực hiện.

Dữ liệu về gien biểu hiện kết hợp với hiểu biết về đặc điểm sinh học của cây trồng cho phép các nhà nghiên cứu hiểu được cách thức các gien tương tác để tạo ra các kiểu hình phức tạp, Neelima Sinha - Giáo sư ngành sinh học thực vật tại trường Đại học Davis và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
 
M.T. - Mard, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1817

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD