Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33372978
Sự di trú của rầy nâu Nilaparvata lugens (Homoptera: Delphacidae) với khoảng cách ngắn và thường xuyên xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Phân tích sự di trú của rầy nâu, Nilaparvata lugens (Stål), trong vùng nhiệt đới thì rất khó khăn để biết được thời gian đến hay sự nhập cư của chúng bởi vì có quá nhiều các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của nhiều ruộng lúa hay nói khác đi là gieo sạ không đồng loạt nên rầy nâu ở địa phương này có thể xảy ra và đi đến một số khu vực khác. 

Akira Otuka • Toshihiro Sakamoto • Hồ Văn Chiến • Masaya Matsumura •

Sachiyo Sanada-Morimura

 

Tóm lược

 

Phân tích sự di trú của rầy nâu, Nilaparvata lugens (Stål), trong vùng nhiệt đới thì rất khó khăn để biết được thời gian đến hay sự nhập cư của chúng bởi vì có quá nhiều các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của nhiều ruộng lúa hay nói khác đi là gieo sạ không đồng loạt nên rầy nâu ở địa phương này có thể xảy ra và đi đến một số khu vực khác.  Nhằm để phân tích sự khó khăn này cần phải nắm được những thông tin cần thiết có liên quan để phân biệt giữa những đợt rầy nâu nhập cư hay hay rầy nâu tại chỗ lúc chúng vào bẫy đèn. Nghiên cứu này được cung cấp từ những bản đồ có hiện tượng lạ thường ở ruộng lúa được lấy từ hình ảnh qua vệ tinh để phân tích sự di trú của rầy nâu N. lugens tại Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Sự phân tích này cũng đã sử dụng các dữ liệu về mật số rầy nâu vào đèn một cách thường xuyên cũng như phân tích các đường di cư của chúng. Kết quả cho thấy rằng có sự xảy ra các đỉnh cao điểm của rầy nâu vào đèn một cách định kỳ từ 27,2 đến 30 ngày, kết hợp với sự thay đổi qua các vụ lúa ở vào giai đoạn thu hoạch. Các đợt di trú của rầy nâu N. lugens xảy ra vào cuối tháng 7 năm 2009 ở Đồng bằng sông Cứu Long với hiện tượng lạ của ruộng lúa thì mật số rầy nâu vào đèn gia tăng tại khu vực mà chúng mới đến. Hiện tượng này cho thấy có sự góp phần của việc rầy nâu nhập cư từ các khu vực bên ngoài. Do vậy, cho thấy rằng qua phân tích sự di trú của rầy nâu N. lugens xuất cư từ các ruộng lúa ở tỉnh Kiên Giang và An Giang di chuyển đến các tỉnh gần kề ở phía Đông của 2 tỉnh này. Khoảng cách di trú đã được ước tính vào khoảng 100 km là xa nhất.

 

A. Otuka (&)  M. Matsumura  S. Sanada-Morimura

Kyushu Okinawa Agricultural Research Center, National

Agriculture and Food Research Organization, 2421 Koshi,

Kumamoto 861-1192, Japan

e-mail: aotuka@affrc.go.jp

 

T. Sakamoto

National Institute for Agro-Environmental Sciences,

3-1-3 Kannondai, Tsukuba, Ibaraki 305-8604, Japan

 

H.V. Chiến

Trung tâm Bảo vệ thực vật – phía Nam, Long Định, Châu Thành, Tiền Giang.  

 

Các từ khóa: Rầy nâu, Di trú, Điều khiển cảm ứng, Hiện tượng lạ, Ruộng lúa.

Trở lại      In      Số lần xem: 1506

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD