Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  48
 Số lượt truy cập :  34072935
Sử dụng bông biến đổi gien có liên quan tới tình trạng rệp gia tăng

Trong một cân nhắc lựa chọn không mong đợi, việc trồng bông đã được biến đổi gien để giảm thiệt hại do sâu bướm gây ra bằng cách sản sinh ra một loại thuốc trừ sâu của riêng nó có liên quan đến sự gia tăng số lượng các côn trùng gây hại khác – đó là rệp.

Trong một cân nhắc lựa chọn không mong đợi, việc trồng bông đã được biến đổi gien để giảm thiệt hại do sâu bướm gây ra bằng cách sản sinh ra một loại thuốc trừ sâu của riêng nó có liên quan đến sự gia tăng số lượng các côn trùng gây hại khác – đó là rệp.

 

Nghiên cứu trước đây đã liên kết sự gia tăng số lượng rệp với việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân trồng bông Bt (Bacillus thuringiensis).

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã liên kết việc sản sinh các hợp chất ức chế bảo vệ tự nhiên ở bông Bt với một sự gia tăng số lượng các côn trùng gây hại như rệp hại bông.

Không có giống bông Bt nào phản ứng lại sự phá hoại của sâu bướm bằng cách sản sinh ra các hợp chất bảo vệ để chống lại sâu bệnh khác.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối tương quan giữa giống bông Bt và cây bông không phải giống Bt, nồng độ các chất bảo vệ và các quần thể rệp trong điều kiện nhà kính và ngoài cánh đồng.

Trong nhà kính, họ cho cây bông Bt và các giống khác không phải giống Bt nhiễm sâu bướm và theo dõi nồng độ của các hợp chất bảo vệ khác nhau được gọi là terpenoid đã được tiết ra để phản ứng với sâu bướm. Sau đó họ cho các cây này nhiễm rệp.

Trên cánh đồng canh tác, một nhóm trồng giống Bt và giống không phải Bt được bố trí cho nhiễm sâu bướm và nhóm còn lại để nhiễm sâu bướm một cách tự nhiên. Nồng độ terpenoid được đo lại và cả hai nhóm này sau đó được cho nhiễm rệp một cách tự nhiên.

Trong điều kiện nhà kính, sâu bướm trên cây bông Bt đã bị chết. Kết quả là, cây ít bị tổn hại và do đó có ít hợp chất bảo vệ hơn so với những cây không phải giống Bt.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự gia tăng số lượng rệp trên các cây này (so với các cây không phải giống Bt) là do lượng terpenoid tiết ra giảm.

Mặc dù có sự gia tăng tương đối về số lượng rệp được lưu ý trong một số ít trường hợp đối với giống bông Bt trên cánh đồng canh tác, các nhà khoa học chưa tìm thấy mối tương quan nào giữa rệp và nồng độ terpenoid trong phần thí nghiệm này.
 
NB - Mard, theo scidev.
Trở lại      In      Số lần xem: 1199

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD