Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  62
 Số lượt truy cập :  34089867
THÔNG TIN NHANH TÌNH HÌNH MÍA ĐƯỜNG THẾ GIỚI THÁNG 12/2016

Giá đường thế giới tại thời điểm tháng 12/2016 tăng 30% so với đầu năm. Vụ sản xuất 2016/2017 là vụ thứ 2 liên tiếp sản xuất thiếu hụt so với nhu cầu, dẫn đến giá đường hồi phục. Tính theo trung bình/năm, so với năm 2015, giá đường thô (the ISA daily price) tăng từ 14,90 cents/lb lên 19,20 cents/lb (tăng 29%); giá đường trắng (the ISO white sugar price index) tăng từ 373,25 USD/tấn trong năm 2015 lên 498,13 USD/tấn trong năm 2016 (tăng 33%).

Giá đường thế giới tại thời điểm tháng 12/2016 tăng 30% so với đầu năm. Vụ sản xuất 2016/2017 là vụ thứ 2 liên tiếp sản xuất thiếu hụt so với nhu cầu, dẫn đến giá đường hồi phục.

 

Tính theo trung bình/năm, so với năm 2015, giá đường thô (the ISA daily price) tăng từ 14,90 cents/lb lên 19,20 cents/lb (tăng 29%); giá đường trắng (the ISO white sugar price index) tăng từ 373,25 USD/tấn trong năm 2015 lên 498,13 USD/tấn trong năm 2016 (tăng 33%). Trong nửa đầu tháng 12, giá đường giảm đến mức thấp nhất trong vòng 6 tháng, nhưng phục hồi nhanh ngay trong tuần cuối của năm 2016; giá đường thô đầu tháng là 18,7 cents/lb sau đó giảm còn 17,8 cents/lb, nhưng đến cuối tháng lại lên tới 19,20 cents/lb, dẫn đến giá trung bình tháng là 18,49 cents/lb, giảm 1,80 cents/lb (giảm 8,9%) so tháng trước; giá đường trắng cũng diễn biến tương tự, đầu tháng là 512,70 USD/tấn (23,26 cents/lb), ngày 14/12 giảm còn 484,55 USD/tấn (21,98 cents/lb), rồi được phục hồi 521,10 USD/tấn (23,64 cents/lb) vào ngày cuối năm. Tính theo trung bình/tháng, chỉ số giá giảm còn 502,67 USD/tấn (22,80 cent/lb), ngược hẳn trong khi tháng 11 là 549,10 USD/tấn (24,91 cents/lb). Chênh lệch danh nghĩa giá đường trắng và đường thô giảm trong tháng 12, từ 101,85 USD/tấn xuống 95,02 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của 3 năm (82,47 USD/tấn). Gần như trong tháng 12, thị trường đường đã bị tác động bởi sự thanh lý liên tục các quỹ đầu cơ có lợi thế lớn.

 

m

 

Tại Trung Nam Brazil, từ tháng 4/2016 đến ngày 16/12/2016, lượng mía ép 588,846 triệu tấn, sản lượng đường 35,059 triệu tấn, tỷ lệ thu hồi đường 133,87 kg đường/1 tấn mía, lượng mía dành cho sản xuất đường chiếm 46,69% tổng số mía ép, tất cả các chỉ tiêu này đều cao hơn so với vụ trước, trong đó, lượng mía dành cho sản xuất đường tăng 41,23% so với vụ trước. Tại vùng Đông Bắc Brazil, đã ép được 32,45 triệu tấn mía mặc dù vẫn tiếp tục bị khô hạn. Trong năm 2016, Brazil xuất khẩu 28,933 triệu tấn đường các loại, tăng 27,93% so năm 2015. Riêng tháng 12, xuất khẩu 2,599 triệu tấn, giảm 8,6% so cùng kỳ năm 2015.

 

Tại Ấn Độ, tính đến ngày 31/12/2016, có 462 nhà máy đường hoạt động, giảm so với 481 vào cuối năm 2015, đã sản xuất 8,090 triệu tấn đường, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Do tiêu thụ giảm 500.000 tấn trong 3 tháng (Tháng 10 – Tháng 12) nên vụ 2016/2017 khó có thể đạt mức tăng trưởng tiêu dùng 2%, (dự báo 25,5 triệu tấn), thậm chí còn thấp hơn mức 24,8 triệu tấn của năm trước nhưng sẽ đủ đường dự trữ, không cần nhập khẩu và Chính phủ không có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu đường (hiện tại là 40%) trừ phi sản lượng đường giảm còn 22 – 23 triệu tấn và giá đường trong nước hồi phục (Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA).

 

Tại Trung Quốc, vụ sản xuất 2016/2017 bắt đầu từ ngày 19/9/2016. Hiệp hội Đường Trung Quốc dự báo sản lượng đường tăng 15,1%, đạt mức 10,0 triệu tấn (vụ trước 8,702 triệu tấn) và vẫn thấp xa so với nhu cầu. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới trong vụ 2016/2017 mặc dù Chính phủ đã xuất bán 398.000 tấn đường dự trữ Quốc gia (đấu giá tháng 10 và tháng 11 là 308.000 tấn và tháng 12 là 90.000 tấn). Nhập khẩu chính thức 250.000 tấn trong 2 tháng đầu vụ sản xuất (giảm 369.900 tấn so với cùng kỳ năm trước) và 140.000 tấn trong tháng 11. 

 

Tại Thái Lan, vụ sản xuất bắt đầu từ ngày 06/12/2016 (muộn hơn vụ trước 11 ngày). Đến cuối tháng 12, sản lượng đường là 564.425 tấn, giảm 457.575 tấn so với cùng kỳ năm trước. Dự báo sản lượng đường 2016/2017 giảm 3% do hạn nặng nhất trong hơn 2 thập kỷ.

 

Tại Mỹ, dự báo sản lượng đường vụ 2016/2017 đạt 9,342 triệu tấn Mỹ quy thô (1 tấn Mỹ = 907,2 kg), tăng 3,9% so với vụ trước. Trong đó, sản lượng đường mía là 3,971 triệu tấn Mỹ, tăng 101.000 tấn so với vụ trước. Sản lượng đường củ cải cũng tăng 252.000 tấn. Dự kiến vụ 2016/2017, nhập khẩu sẽ ít hơn, nhu cầu nhập khẩu hiện tại là 2,696 triệu tấn Mỹ quy thô, trong đó 0,972 triệu tấn Mỹ nhập khẩu từ Mehico.

 

Tại EU, thu hoạch củ cải đường đạt đỉnh. Giá đường xuất xưởng theo bình quân gia quyền trong tháng 10/2016 thuộc hạn ngạch kinh doanh lên tới 470,0 EUR/tấn, cao nhất kể từ tháng 9/2014 và dự kiến vụ 2016/2017 sản xuất được 16,633 triệu tấn đường (bao gồm đường dùng để sản xuất ethanol), tăng 11,5% so với vụ trước (Theo Ủy ban Châu Âu).

 

Tại Nga, đến ngày 29/12/2016 sản xuất đạt 5,5 triệu tấn, tăng 5,3 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Có 54 trong số 74 nhà máy đường vẫn đang hoạt động. Vụ 2016/2017 được kỳ vọng với sản lượng đường bội thu tới 6,0 triệu tấn và tự cung cấp đủ, thậm chí có thể xuất khẩu 500.000 tấn.

 

Tại Úc, trong vụ 2016/2017, sản lượng đường có thể tăng 3,7% và đạt  5,1 triệu tấn do dự báo sản lượng mía tăng 1,9%./.

 

SRI theo VSSA.

Trở lại      In      Số lần xem: 1431

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD