Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  52
 Số lượt truy cập :  34070725
Tăng giá trị cho hạt gạo Việt Nam

Thực tế ghi nhận Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới (về số lượng), nhưng giá bán của gạo Việt Nam lại luôn đứng trong nhóm thấp nhất trên thị trường toàn cầu. Đây chính là trăn trở của người Việt và nhiều thế hệ doanh nghiệp Việt. Liệu chúng ta có thể tìm thêm lối ra khác cho hạt gạo?

Thực tế ghi nhận Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới (về số lượng), nhưng giá bán của gạo Việt Nam lại luôn đứng trong nhóm thấp nhất trên thị trường toàn cầu. Đây chính là trăn trở của người Việt và nhiều thế hệ doanh nghiệp Việt. Liệu chúng ta có thể tìm thêm lối ra khác cho hạt gạo?

 

Các loại bánh làm từ gạo được giới thiệu trong một lễ hội dân gian. Ảnh: Hồng Thái

 

Trên thế giới hiện nay, hơn 1/2 dân số đang sử dụng gạo làm lương thực chính, nhiều quốc gia đã đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp gia tăng giá trị cho hạt gạo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Còn ở nước ta, ghi nhận cho thấy điều này đã được thực hiện từ hơn 50 năm trước (bột gạo lứt Bích Chi những năm 1970), hoặc trước đó nữa là những loại bánh tráng, bánh phồng, rượu gạo…

 

Thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm

 

Tính trong mười năm trở lại đây, sản phẩm có gốc từ gạo đang thực sự trở nên đa dạng theo nhu cầu của đời sống, cũng như tốc độ tăng mạnh của nghiên cứu khoa học, công nghệ sinh học và sản xuất công nghiệp.

 

Ở thời điểm này, chỉ riêng tại TP.HCM, đến bất cứ gian hàng bún tươi nào ở các chợ lẻ như chợ Thủ Đô (quận 5), Tân Định (quận 1), Rạch Ông (quận 8)… ngoài các món bún, hủ tíu, mì sợi… quen thuộc, có thể dễ dàng nhận ra danh mục món chế biến sẵn (dạng tươi ăn liền) từ gạo đã lên đến hơn 20 loại sản phẩm: đó là các loại bún gạo, bánh cuốn (có năm loại khác nhau), bánh ướt, bánh bèo, bánh canh bột gạo, bột chiên, mì Quảng (hai loại: gạo lứt, gạo thường), bánh hấp (vị khoai môn, vị thập cẩm, chay), vỏ hoành thánh bột gạo, bánh tráng tươi (còn gọi là bánh tráng bò bía)…

 

Nhiều loại thực phẩm chế biến có nguồn gốc phương Tây, vốn làm từ bột mì, cũng đã được nhà sản xuất chuyển sang dùng nguyên liệu bột gạo, như nui, bột làm bánh.

 

Nhưng tạo cú hích cho thị trường, phải kể đến việc các nhà sản xuất thực phẩm chế biến đã đưa bột gạo vào thay thế bột mì trong quy trình sản xuất sản phẩm ăn liền. Đơn cử Vifon là một trong những đơn vị đã dày công nghiên cứu, chế tạo thiết bị sản xuất sản phẩm từ bột gạo, cũng như để tìm ra cách chế biến bánh phở ăn liền. Ông Nguyễn Văn Bên, nguyên tổng giám đốc công ty Vifon, từng chia sẻ: “Cái khó của bánh phở khô là phải vừa giữ được vị ngọt, dai như bánh phở tươi, vừa đảm bảo nguyên tắc “ăn liền” – tức dội nước sôi vào là chín ngay trong vòng 3 phút”. Do sự đầu tư công phu, mà với món phở bò, bánh đa cua, công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon đã được liên đoàn Các hiệp hội khoa học và công nghệ thực phẩm quốc tế (IUFoST) trao tặng giải thưởng Công nghiệp thực phẩm toàn cầu IUFoST. GS Lưu Dzuẩn, đại diện hội Khoa học và công nghệ thực phẩm Việt Nam (VAFoST), thành viên của IUFoST, nói: “Sản phẩm bánh đa cua ăn liền sử dụng nguyên liệu là gạo, là món ăn truyền thống đã được công nghiệp hoá và vẫn đảm bảo đầy đủ các giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là sản phẩm mới và khác biệt chưa có trên thị trường thế giới…”

 

Ghi nhận từ thực tế, sản phẩm ăn liền từ bột gạo hiện nay khá đa dạng với gần 70 loại khác nhau bao gồm hủ tíu, phở, đủ loại bún, bánh đa, cháo… và mỗi loại được chế biến với nhiều khẩu vị, cũng như cách đóng gói, trọng lượng khác nhau từ các nhà sản xuất Vifon, Acecook, Vinaly, Bích Chi, Saigon Food, Bình Tây…

 

Tăng thêm lợi nhuận cho nhà kinh doanh

 

Một trong những sản phẩm mới, lần đầu tiên xuất hiện tại hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2013 này là bánh mì gạo huyết rồng của nhãn hiệu bánh ABC. Ông Kao Siêu Lực, tổng giám đốc công ty, cũng là người dày công đầu tư nghiên cứu gạo huyết rồng, nướng đi nướng lại cả ngàn mẻ bánh mì trong hơn năm năm qua, nhằm tìm ra công thức hoàn thiện để làm ra ổ bánh mì ngon, thơm và giàu dinh dưỡng, cũng như chế tạo thiết bị hiện đại phù hợp với đặc trưng riêng của sản phẩm. Ông Lực chia sẻ: “Phương Tây chuộng bánh mì lúa mạch, bánh mì đen và quảng bá ra toàn cầu đó là món lương thực giàu dinh dưỡng. Còn gạo huyết rồng của ta ngon và bổ dưỡng, làm thành ổ bánh mì tốt cho sức khoẻ, mang bản sắc riêng, nên tôi tin đây sẽ là loại bánh mì độc đáo của người Việt đủ sức làm hài lòng người sành ăn của thế giới”.

 

Ở khía cạnh khác, khi đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới từ gạo, là các nhà sản xuất đang quan tâm phát triển “kinh tế bản sắc” tức chế ra các món ăn liền từ bột gạo như một bản sắc của nền kinh tế lúa nước của Việt Nam và tích tụ vào đó năm giá trị, đang được hiệp hội Khoa học và công nghệ thực phẩm thế giới đưa lên hàng đầu trong công nghiệp chế biến thực phẩm ngày nay gồm: dinh dưỡng (cân bằng đạm, đường bột, vitamin và ít béo), an toàn (dùng nóng và nấu chín với nhiều loại gia vị, rau), ngon miệng (đa dạng khẩu vị), kinh tế (giá phải chăng) và có bản sắc văn hoá (món truyền thống Việt Nam).

 

Hạt gạo, qua chế biến thành thực phẩm công nghệ, đã tăng giá trị lên hơn gấp hai lần và giúp giảm xuất khẩu thô gạo kém hiệu quả hơn nhiều. Phát triển sản phẩm mới từ hạt gạo, còn là cứu cánh giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng, tạo sức hút kéo khách mua hàng để thoát khỏi tình trạng sức mua đang sút giảm hiện nay. Với công ty Colusa-Miliket, ba năm gần đây, nhờ thay đổi trong các dòng sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng chế biến đã giúp công ty tăng doanh thu, biến lỗ thành lãi. Năm 2010, nhà máy sử dụng 20.000 tấn bột mì, nhưng đã dùng đến 10.000 tấn gạo làm phở, hủ tíu ăn liền cho thị trường nội địa và cả xuất khẩu.

 

Xu hướng tiêu dùng thực tế cho thấy, tỷ lệ chuộng thực phẩm từ gạo đang tăng lên. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart, các sản phẩm ăn liền làm từ bột gạo, ngũ cốc cách đây ba năm chỉ chiếm tỷ lệ hơn 10%, nay đã lên đến gần 50% trong tổng lượng hàng bán ra. Bà Bùi Thị Hạnh Thu, phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của hệ thống Co.opmart, cho biết: “Nhiều sản phẩm làm từ bột gạo có giá đắt hơn mì gói, được xếp vào loại sản phẩm ăn liền cao cấp, nhưng bán chạy”.

 

Bích Thảo - SGTT

Trở lại      In      Số lần xem: 1646

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD