Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  63
 Số lượt truy cập :  34080454
Tăng khả năng cung cấp lương thực cho thế giới: Tìm ra gien kháng bệnh gỉ sắt gốc ở lúa mỳ - Ug99

Eduard Akhunov - giáo sư bệnh học thực vật tại trường Đại học bang Kansas, và đồng nghiệp của ông là Jorge Dubcovsky từ trường Đại học California-Davis đã xác định được một gien mang lại cho lúa mì khả năng kháng với một trong những chủng virus nguy hiểm là tác nhân gây bệnh gỉ sắt gốc ở lúa mì – được gọi là Ug99 - lần đầu tiên được phát hiện tại Uganda vào năm 1999.

Eduard Akhunov - giáo sư bệnh học thực vật tại trường Đại học bang Kansas, và đồng nghiệp của ông là Jorge Dubcovsky từ trường Đại học California-Davis đã xác định được một gien mang lại cho lúa mì khả năng kháng với một trong những chủng virus nguy hiểm là tác nhân gây bệnh gỉ sắt gốc ở lúa mì – được gọi là Ug99 - lần đầu tiên được phát hiện tại Uganda vào năm 1999.

 

Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học phát triển các giống lúa mì mới và các chiến lược bảo vệ cây lương thực trên thế giới chống lại mầm bệnh gỉ sắt gốc lúa mì đang lan rộng từ châu Phi đến vựa lúa mì của châu Á.

Các thành viên khác trong nhóm nghiên cứu tại trường Đại học bang Kansas bao gồm: Harold Trick - Giáo sư bệnh học thực vật; Andres Salcedo - ứng viên tiến sĩ di truyền học từ Mexico và Cyrille Saintenac - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ hiện đang công tác tại Viện Nghiên cứu quốc gia Recherche Agronomique tại Pháp. Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ và Borlaug Global Rust Initiative.

Nghiên cứu của nhóm được đăng tải trên tạp chí Science với tiêu đề "Xác định gien lúa mì Sr35 kháng với chủng gỉ gốc Ug99”.

Nghiên cứu xác định gien kháng gỉ gốc có tên Sr35, và xuất hiện cùng với một nghiên cứu từ một nhóm của Úc xác định một gien kháng hiệu quả được gọi là Sr33.

Gien Sr35 này có chức năng giống như một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của thực vật, Akhunov cho biết. Nó nhận diện được tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây ra một phản ứng trong thực vật để chống lại bệnh hại.

Bệnh gỉ gốc lúa mì do nấm gây ra. Theo Akhunov, từ những năm 1950, các nhà lai tạo lúa mì có thể phát triển các giống lúa mì có khả năng kháng cao với tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chủng Ug99 ở Uganda năm 1999 đã tàn phá cây trồng và đã lan rộng đến Kenya, Ethiopia, Sudan và Yemen, mặc dù vẫn chưa đến Mỹ.

Dưới hình thức là một dòng đầu tiên có tính bảo vệ, các nhà lai tạo giống và các nhà nghiên cứu lúa mì đã bắt đầu tìm kiếm các gien kháng ở một số giống đã được phát hiện trong các kho lưu trữ nguồn gien hiện có.

Gien Sr35 là một trong những gien đã được phát hiện trong lúa mì Einkorn trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Akhunov cho biết. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa nắm được các gien kháng chủng Ug99 trong giống lúa mì nhập này.

Để xác định gien kháng Sr35, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang giống lúa mì Einkorn được biết là có khả năng kháng các chủng nấm Ug99. Lúa mì Einkorn có giá trị kinh tế hạn chế và được trồng trên những diện tích nhỏ của vùng Địa Trung Hải. Nó đã được thay thế bằng các giống lúa mì có năng suất cao hơn.

Các nhà nghiên cứu đã dành gần bốn năm cố gắng để xác định vị trí của gien Sr35 trong bộ gien của lúa mì, trong đó có chứa gần gấp đôi thông tin di truyền của bộ gien con người.

Khi các nhà nghiên cứu thu hẹp danh sách các gien ứng viên, họ đã sử dụng hai phương pháp tiếp cận để tìm ra gien Sr35. Đầu tiên, họ thực hiện thay đổi về hóa học tính kháng của lúa mì nhập để xác định các loài trở nên nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh gỉ gốc.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã phân lập được gien ứng viên này và sử dụng phương pháp tiếp cận công nghệ sinh học để phát triển cây trồng biến đổi gien mang gien Sr35 và cho thấy khả năng kháng với chủng Ug99 gây bệnh gỉ gốc.

Hiện gien kháng bệnh này đã được phát hiện ra, Akhunov và các đồng nghiệp đang xem xét loại prôtêin truyền từ nấm này vào cây lúa mì và được công nhận bởi các prôtêin mã hóa bởi gien Sr35. Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử đằng sau việc nhiễm bệnh và phát triển các phương pháp mới để kiểm soát mầm bệnh có sức tàn phá lớn này.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1092

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD