Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33460417
Tăng tần suất trồng trọt mang lại cơ hội tăng sản lượng lương thực

Theo một nghiên cứu mới của Viện Môi trường (IonE) tại trường Đại học Minnesota, sản xuất trên đất trồng hiện có thường xuyên hơn có thể làm tăng đáng kể sản lượng lương thực toàn cầu mà không cần phát quang thêm đất trồng nông nghiệp. Nghiên cứu được công bố trên Environmental Research Letters, đã theo dõi xu hướng thu hoạch toàn cầu của 177 loại cây trồng từ năm 1961 đến năm 2011.

Theo một nghiên cứu mới của Viện Môi trường (IonE) tại trường Đại học Minnesota, sản xuất trên đất trồng hiện có thường xuyên hơn có thể làm tăng đáng kể sản lượng lương thực toàn cầu mà không cần phát quang thêm đất trồng nông nghiệp.

 

Nghiên cứu được công bố trên Environmental Research Letters, đã theo dõi xu hướng thu hoạch toàn cầu của 177 loại cây trồng từ năm 1961 đến năm 2011. Nó cho thấy rằng tổng diện tích đất canh tác đã tăng gấp bốn lần so với tổng diện tích đất trồng trọt trong khoảng thời gian từ năm 2000 và 2011, cho thấy tần suất thu hoạch đã tăng lên. Điều này khiến các tác giả phân vân rằng liệu tăng tần suất trồng trọt một cách có chiến lược sẽ mang lại lợi ích hay không.

Deepak Ray - tác giả chính của nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: Liệu các vùng đất trồng hiện có thể được canh tác thường xuyên hơn, và đâu là giới hạn? Để trả lời câu hỏi đó, ông đã đưa ra một khái niệm mới: khoảng cách mùa vụ.

Khoảng cách mùa vụ là sự khác biệt giữa tần suất mùa vụ thực tế mỗi năm và tần suất mùa vụ tối đa tiềm năng. Ray và đồng tác giả của nghiên cứu là Giám đốc Ione Jonathan Foley ước tính rằng cứ hai năm một lần, trung bình có một vụ thu hoạch bổ sung thêm bị bỏ lỡ trên phạm vi toàn cầu do có khoảng cách mùa vụ này.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á có khoảng cách mùa vụ tiềm ẩn ở mức cao nhất. Chẳng hạn như Braxin, thu hoạch trung bình gần như mỗi năm một lần, do đó, có một khoảng cách mùa vụ là 0,9, cho thấy rằng ở các vùng đất canh tác hiện nay, có thể trồng vụ 2 mỗi năm. Thu hẹp khoảng cách này sẽ thúc đẩy sản lượng cây trồng trên đất canh tác hiện có mà không cần phải sử dụng đến đất phát quang cho nông nghiệp, và do đó có thể giảm áp lực tiềm ẩn về nạn phá rừng mưa để có đất trồng. Tăng tần suất canh tác cũng tiềm ẩn khả năng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thu hẹp khoảng cách canh tác trên toàn thế giới về mặt lý thuyết có thể tăng sản lượng hơn 44%.

Ray lưu ý rằng, nghiên cứu định lượng qua "nhãn cầu khoa học", bởi vì chỉ có dữ liệu quốc gia là có thể sử dụng được và các dữ liệu đó chỉ tập trung vào 177 cây trồng. Để định lượng đầy đủ các tác động tiềm năng, sẽ cần có thêm nhiều dữ liệu ở quy  mô địa phương hơn, và nông dân bản địa sẽ phải cân nhắc lợi ích đối với các chi phí sản xuất bổ sung, có thể là rất cao.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những nỗ lực để tăng tần suất sản xuất cây trồng cũng nên cân nhắc về khả năng suy thoái của đất, nước và nền đất nông nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường địa phương, thực hành canh tác nông nghiệp và bối cảnh xã hội, tăng tần số sản xuất trên đất trồng trọt có thể cho thấy lợi ích trước mắt trong sản xuất nông nghiệp, với những thiệt hại lâu dài về sản lượng nông nghiệp và điều kiện môi trường. Chỉ khi tăng tần số sản xuất có thể được thực hiện một cách bền vững thì chiến lược này sẽ là một giải pháp tiềm năng để giải quyết một số thách thức của sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực.

Các nghiên cứu địa phương cho thấy rằng, nông dân trên khắp thế giới đã được hưởng lợi từ việc tăng số lượng vụ mùa. Đưa vào thực hiện vụ 2, thường là canh tác ngô sau cây đậu tương là cây trồng chính đã làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, báo cáo nhấn mạnh.

Canh tác thường xuyên hơn đại diện cho một "biện pháp thứ ba" có tiềm năng lớn giúp tăng sản xuất lương thực, ngoài biện pháp mở rộng diện tích canh tác và tăng sản lượng thu hoạch, cả hai biện pháp đó đều đã được các nhà nghiên cứu của IonE nghiên cứu trên diện rộng.

Thách thức đối với thế hệ của chúng ta là phải đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng mà không phá hủy môi trường. Tăng tần suất sản xuất trên đất trồng là một phần trong nhiệm vụ giải quyết khó khăn về an ninh lương thực toàn cầu, Foley cho biết.
 
K.P. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1171

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD