Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  57
 Số lượt truy cập :  34079858
Tảo nở hoa có thể lưu giữ CO2 và bù đắp mức độ gia tăng trên toàn cầu?

Một nghiên cứu mới về thói quen ăn uống của các vi sinh vật đại dương sẽ trả lời câu hỏi về tiềm năng sử dụng tảo nở hoa để bẫy cácbon đioxyt và bù đắp mức độ gia tăng trên toàn cầu. Sự nở hoa của tảo bao gồm những sinh vật phù du siêu nhỏ ăn sắt hấp thụ CO2 từ không khí thông qua quá trình quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật biển.

Một nghiên cứu mới về thói quen ăn uống của các vi sinh vật đại dương sẽ trả lời câu hỏi về tiềm năng sử dụng tảo nở hoa để bẫy cácbon đioxyt và bù đắp mức độ gia tăng trên toàn cầu.

 

Sự nở hoa của tảo bao gồm những sinh vật phù du siêu nhỏ ăn sắt hấp thụ CO2 từ không khí thông qua quá trình quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật biển. Nhưng một loại thực vật phù du, tảo cát, sử dụng nhiều sắt hơn nó cần cho quang hợp và dự trữ thêm trong bộ xương silic đioxyt và vỏ của nó, theo một phân tích X-quang của thực vật phù du được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Năng lượng quốc gia Argonne của Mỹ. Điều này làm giảm lượng sắt còn sót lại để hỗ trợ sinh vật phù du ăn cácbon.

"Cũng giống như một người nào đó đi ngang qua một dãy món ăn tự chọn, người này lấy hai phần bánh cuối cùng, mặc dù họ biết họ sẽ chỉ ăn một phần, họ đang chiếm dụng thức ăn", ông Ellery Ingall, giáo sư tại Viện Công nghệ của Georgia và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết. "Những người khác sẽ không còn gì để ăn; quyết định của một người ảnh hưởng đến những người khác".
 
Bởi vì hành vi lấy quá phần sắt này mà quá trình bổ sung thêm sắt vào nước bề mặt, được gọi là làm giàu sắt hoặc gieo sắt, có thể chỉ có một lợi ích môi trường trong thời gian ngắn. Và, quá trình này thực sự có thể làm giảm trong dài hạn rất nhiều CO2 mà đại dương có thể hấp thụ.

Thay vì nuôi dưỡng thêm sự phát triển của sinh vật phù du, gây ra sự nở hoa của tảo, sự làm giàu sắt có thể thay thế kích thích tảo cát háu ăn để hấp thụ nhiều sắt hơn để xây dựng vỏ lớn hơn. Khi vỏ đủ lớn, chúng chìm xuống đáy đại dương cô lập sắt và tiếp tục bỏ đói sinh vật phù du của tảo cát.
 
Theo thời gian, việc giảm lượng sắt trong nước bề mặt có thể kích hoạt sự tăng trưởng của các quần thể vi khuẩn đòi hỏi ít sắt hơn cho các chất dinh dưỡng, làm giảm số lượng thực vật phù du nở hoa sẵn có để hấp thu CO2 và để nuôi sinh vật biển.
 
Trong khi các nhà khoa học lâu nay đã biết rằng thực vật phù du sử dụng sắt để cấp nhiên liệu cho quá trình quang hợp, nhưng họ vẫn chưa biết quá trình sử dụng sắt này hoạt động như thế nào. Những lỗ hổng kiến thức này khiến các nhà khoa học không biết được một lượng sắt lớn như thế nào đã bị mắc kẹt trong những bộ xương chìm xuống đáy đại dương và vĩnh viễn rời khỏi chuỗi thức ăn.

Nghiên cứu X-quang tại Nguồn Photon (lượng tử ánh sáng) nâng cao tại Argonne đã đem lại cho các nhà khoa học một cách để đo tỷ lệ sắt và silic đioxyt trong sinh vật phù du và nước bề mặt.
 
"Có thể sử dụng X-quang và xem nội dung yếu tố phân tử của từng thực vật phù du nhỏ đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của chúng tôi về cách các sinh vật này sử dụng sắt và điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ CO2", Ingall nói.
 
Các nhà khoa học ước tính sơ bộ rằng mỗi năm có 2,5 mg sắt được lấy ra từ mỗi mét vuông mặt nước ở biển Ross và bị cô lập trong bộ xương silic đioxyt dưới đáy đại dương.
 
Cần có thêm nghiên cứu để biết có bao nhiêu sắt được sử dụng để làm nên những bộ xương silic đioxyt và bao nhiêu sắt bị mắc kẹt dưới đáy đại dương, các nhà nghiên cứu cho biết.
 
CHT - Mard, theo Fis.
Trở lại      In      Số lần xem: 1301

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD