Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  56
 Số lượt truy cập :  34071253
Tạo ra mô hình 3-D của vi khuẩn

Một vài vi khuẩn nào đó có thể xây dựng cấu trúc màng phức tạp trông giống sinh vật có nhân điển hình (xét về tính phức tạp và động lực học), đây là những sinh vật có nhân gắn với màng rõ ràng. Các khoa học gia đến từ Trường Đại học Heidelberg và Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử Châu Âu đã phát hiện điều này bằng cách sử dụng các phương pháp mới ở kính hiển vi electron. Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc xây dựng mô hình 3 chiều của khuẩn Gemmata obscuriglobus, bao gồm cấu trúc hệ thống màng của nó.

Một vài vi khuẩn nào đó có thể xây dựng cấu trúc màng phức tạp trông giống sinh vật có nhân điển hình (xét về tính phức tạp và động lực học), đây là những sinh vật có nhân gắn với màng rõ ràng. Các khoa học gia đến từ Trường Đại học Heidelberg và Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử Châu Âu đã phát hiện điều này bằng cách sử dụng các phương pháp mới ở kính hiển vi electron. Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc xây dựng mô hình 3 chiều của khuẩn Gemmata obscuriglobus, bao gồm cấu trúc hệ thống màng của nó. Tuy nhiên, các nghiên cứu của họ cho thấy rằng G. obscuriglobus không có nhân ‘thật’. Mặc cho đặc điểm ngoại lai này thì nó vẫn được xếp loại là vi khuẩn và vì thế được gọi là sinh vật chưa có nhân điển hình (sinh vật nhân nguyên thuỷ).

 

“Từ khi bắt đầu sử dụng kính hiển vi, tế bào của các sinh vật sống đã được phân nhóm thành 1 trong 2 loại”, tiến sĩ Damien Devos đến từ Trường Đại học Heidelberg giải thích. Các sinh vật có nhân điển hình “đóng gói” chất liệu di truyền của chúng ở 1 khu vực được bao bọc trong màng, đó là nhân. Tuy nhiên, những sinh vật chưa có nhân điển hình (bao gồm vi khuẩn) không có kiểu nhân tế bào đó. Cách đây vài năm, các phân tích sử dụng những kỹ thuật mới lạ của phương pháp chụp ảnh 2 chiều đã cho thấy rằng chất liệu di truyền của G. obscuriglobus được bao bọc bởi 1 lớp màng đôi – đặc điểm này và nhiều đặc điểm độc nhất khác của cấu trúc màng đã đặt thành vấn đề nghi ngờ về sự khác biệt giữa sinh vật có nhân điển hình và sinh vật chưa có nhân điển hình.

“Khả năng một loại vi khuẩn có thể có cấu trúc tương tự nhân tế bào đe doạ loại bỏ 1 trong những giả thiết chính của ngành sinh học mà vô số phân tích và giải thích khác đã dựa theo”, Damien Devos giải thích. Để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn những đặc điểm độc nhất về cấu trúc màng của G. obscuriglobus, nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại học Heidelberg đã phân chia vi khuẩn này thành các lát mỏng và nghiên cứu chúng bằng cách sử dụng kính hiển vi electron. Những lát mỏng này được sử dụng để phát hiện các lớp màng, theo dõi quá trình diễn biến của chúng trong toàn bộ vi khuẩn và xây dựng lại cấu trúc của chúng trên máy tính. Điều này tạo ra 1 mô hình ảo của G. obscuriglobus, giúp các nghiên cứu gia có thể mường tượng cấu trúc lớp màng ở không gian 3 chiều và phân tích cách thức những lớp màng này được cấu tạo trong tế bào.

Những nghiên cứu này cho thấy rằng lớp màng ở loài G. obscuriglobus chỉ là 1 phần của lớp màng bên trong có mặt ở tất cả các loại vi khuẩn và lớp màng này bao bọc xung quanh tế bào chất. “G. obscuriglobus còn chứng tỏ có thêm những đặc điểm được tìm thấy ở nhiều vi khuẩn khác”, Damien Devos giải thích. Theo nghiên cứu gia này, các kết quả nghiên cứu này bác bỏ giả thuyết về sự tồn tại của nhân tế bào ở vi khuẩn. “Cấu trúc tế bào và lớp màng của Gemmata obscuriglosbus chỉ phức tạp hơn ở những vi khuẩn ‘cổ điển’. Chính vì thế, G. obscuriglobus không tạo thành 1 nhóm sinh vật mới tách biệt, và nó không được phân loại thành sinh vật có nhân điển hình”, tiến sĩ Devos kết luận.

Bluesky - Dostdongnai, theo Science Daily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1816

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD