Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  60
 Số lượt truy cập :  34081160
Thành lập ngân hàng gien đầu tiên cho ngành chăn nuôi trên thế giới

Các nhà khoa học ở Kê-ni-a đang tiến hành thành lập ngân hàng gien đầu tiên cho ngành chăn nuôi thế giới. Nhóm nghiên cứu cho biết, ngân hàng gien này có thể giúp bảo tồn đa dạng sinh học của các giống vật nuôi đang bị đe dọa tuyệt chủng và làm công cụ nghiên cứu hữu ích. Ngân hàng gien chăn nuôi quốc tế sẽ đặt trụ sở tại Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI) ở Nairobi, Kê-ni-a.

Các nhà khoa học ở Kê-ni-a đang tiến hành thành lập ngân hàng gien đầu tiên cho ngành chăn nuôi thế giới.

 

Nhóm nghiên cứu cho biết, ngân hàng gien này có thể giúp bảo tồn đa dạng sinh học của các giống vật nuôi đang bị đe dọa tuyệt chủng và làm công cụ nghiên cứu hữu ích. Ngân hàng gien chăn nuôi quốc tế sẽ đặt trụ sở tại Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI) ở Nairobi, Kê-ni-a.

Jimmy Smith, Tổng giám đốc của ILRI cho biết, việc thu thập các mẫu gien của các loài cho các ngân hàng gien là điều không mới, nó đã được thực hiện nhiều năm với các loại cây trồng, nhưng quan trọng là việc bảo tồn được đa dạng nguồn gien cho chăn nuôi đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức.

Ở châu Phi có khoảng 1 tỷ người sống nhờ vào các hoạt động chăn nuôi trong hộ gia đình và nguồn thực phẩm từ động vật là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, tuy nhiên sự đa dạng sinh học của ngành chăn nuôi đang suy thoái nhanh hơn sự đa dạng của các loài cây trồng.

Smith cho biết, nếu trong ngắn hạn thì lợi ích chủ yếu là có thể giúp ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học, nhưng trong dài hạn thì đây sẽ là một nguồn gien quý báu cho việc nghiên cứu các mẫu để chọn ra những loài có khả năng kháng bệnh dịch hoặc có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

ILRI đang nghiên cứu phương án sắp xếp cho ngân hàng này bao gồm các công nghệ áp dụng, cơ sở hạ tầng và cơ chế điều hành hoạt động.

Các nhà nghiên cứu lên phương án sử dụng 2 kỹ thuật bảo quản khác nhau, một là bảo quản lạnh tức là đông lạnh các tế bào vật nuôi ở nhiệt đột thấp sử dụng ni-tơ hóa lỏng và hai là bảo quản sống.

Tuy nhiên, Irene Horrmann, Chủ tịch của Cơ quan Bảo vệ nguồn gien, một chi nhánh của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, có những rào cản công nghệ và pháp lý rất khó khắc phục để thành lập một ngân hàng gien vật nuôi, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển không có đủ cơ sở hạ tầng, không có đủ các trang thiết bị vệ sinh cần thiết và không đủ lượng ni-tơ hóa lỏng cho việc bảo quản. Bên cạnh đó cũng có cả những vấn đề về sở hữu, khi các nước không muốn đưa mẫu vật của những loài đặc hữu hay được coi là di sản của nước đó vào trong ngân hàng gien quốc tế. Theo Hoffmann, điều này có thể khắc phục được nếu thành lập một cơ sở dữ liệu kết nối các ngân hàng gien ở các nước khác nhau vào một mạng toàn cầu.

Hiện tại, các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị và cần nhiều kinh phí hơn, nhưng Smith quả quyết rằng, châu Phi có đủ nguồn lực công nghệ phù hợp và biết cần phải làm gì để thực hiện được việc đó.
 
TK  - Mard, theo Scidev.
Trở lại      In      Số lần xem: 1319

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD