Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  62
 Số lượt truy cập :  34081334
Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/8/2016

Sáng 12/8, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên quay đầu giảm 200 đồng chốt ở 37.900 – 38.500 đồng/kg. Tại thị trường thế giới, giá cà phê và ca cao đồng loạt giảm trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn. Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 12/8 giảm 10 USD xuống 1.733 USD/tấn.

Sáng 12/8, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên quay đầu giảm 200 đồng chốt ở 37.900 – 38.500 đồng/kg. Tại thị trường thế giới, giá cà phê và ca cao đồng loạt giảm trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn. Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 12/8 giảm 10 USD xuống 1.733 USD/tấn.

 

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

 

Thị trường

Đơn vị

Ngày

11/08

Ngày

12/08

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

1.743

1.733

-10

Đăk Lăk

VND/kg

38.700

38.500

-200

Lâm Đồng

VND/kg

38.100

37.900

-200

Gia Lai

VND/kg

38.500

38.300

-200

 
Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn năm tuần do đồng real Brazil suy yếu.
 
Giá arabica kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 1,2 cent, tương đương 0,8%, xuống mức 1,4115 USD/lb, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28/6 ở 1,4035 USD. Giá robusta kỳ hạn tháng 9 thiết lập giảm 10 USD, tương đương 0,6%, chốt ở 1.808 USD/tấn.
 
Thị trường đã không chú ý tới lượng cà phê xuất khẩu từ Brazil thấp hơn trong tháng 7 vừa qua và dự báo thâm hụt cà phê toàn cầu của nhà môi giới Marex Spectron.
 
Giao dịch robusta trên thị trường châu Á tuần qua đã bị chậm lại do lượng cà phê lưu kho ở các quốc gia sản xuất hàng đầu thấp hơn, nhu cầu mua mỏng cùng với giá toàn cầu suy giảm, các thương nhân cho biết.
 
Mức cộng cà phê robusta Indonesia loại 4, 80% hạt lỗi thu hẹp xuống 20 - 30 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9, từ mức cộng 50 – 60 USD/tấn hồi tuần trước.
 
Ngày 11/8, giá cà phê robusta loại 2, 5% hạt đen và vỡ không đổi ở mức trừ lùi 15 – 20 USD/tấn so với hợp đồng robusta kỳ hạn tháng 11.
 
Cà phê robusta của Việt Nam loại 1, sàng 16 tương đương với loại cà phê Sumatran được chào bán ở mức cộng 15- 20 USD/tấn.
 
Thị trường cà phê Việt Nam khá trầm lắng do thiếu nhu cầu mua của các hãng nước ngoài. Cùng với sự vắng mặt của nhiều thương gia đang đi nghỉ hè trong tháng này cũng khiến hoạt động thương mại bớt sôi động. Sức mua dự báo sẽ hồi phục vào tháng 9.
 
Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2016/17 được dự đoán giảm 5% so với 26,88 triệu bao niên vu trước, BMI Research cho biết trong báo cáo mới nhất, trong khi sản lượng cà phê của Indonesia được dự báo đạt 9,65 triệu bao.
 
Xuất khẩu cà phê xanh của Brazil trong tháng 7 vừa qua đã giảm 37% so với cùng tháng năm trước, xuống còn 1,61 triệu bao (loại 60kg), do thu hoạch vụ mới chậm và lượng cà phê lưu kho thấp, Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê nước này (Cecafe) cho biết.
 
Trong hai năm 2014 và 2015, cây cà phê arabica tại Brazil bị thiệt hại nặng nề bởi hạn hán, trong khi đó cây robusta cũng bị tổn thất lớn hồi đầu năm 2016 do ảnh hưởng của hạn hán ở bang Espirito Santo khiến sản lượng vụ chính thấp hơn.
 
Bất chấp sản lượng giảm, xuất khẩu cà phê của Brazil vẫn đạt kỷ lục trong hai năm 2014 và 2015. Xuất khẩu cà phê xanh đạt 16,05 triệu bao tính qua tháng 7 năm 2016, giảm 13,5% so với cùng kỳ hai năm trước.
 
Tháng 7, xuất khẩu arabica đạt 1,57 triệu bao, giảm 26% so với cùng tháng năm trước, trong khi xuất khẩu robusta đạt 37.359 bao, giảm mạnh tới 91% so với cùng tháng năm trước, Cecafe cho biết.
 
Thị trường Mỹ chiếm khoảng 23% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Brazil, Đức chiếm 18%, Nhật đứng thứ ba chiếm 7%.
 
Nelson Carvalhaes, chủ tịch Cecafe cho biết, triển vọng cà phê vụ mới chậm hơn so với dự kiến cùng với lượng cà phê lưu kho thấp làm giảm xuất khẩu.
 
Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tháng 7, bao gồm cả cà phê rang xay và cà phê hòa tan, đạt 1,91 triệu bao, giảm 34% so với cùng tháng năm trước, theo số liệu của Cecafe.
 
Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 12 chốt phiên giảm 12 USD, tương đương 0,4%, xuống mức 2.993 USD/tấn. Giá ca cao London kỳ hạn tháng 12 cũng giảm 8 GBP, tương đương 0,3%, chốt ở 2.377 GBP/tấn.
 
Theo số liệu của Hiệp hội thương mại Bahia, từ 1/5-7/8, lượng ca cao đưa vào lưu kho từ các khu vực trồng chính của Brazil cùng với nhập khẩu về đã giảm 46% so với cùng kỳ năm trước.
 
Theo VINANET.
Trở lại      In      Số lần xem: 913

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD