Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  51
 Số lượt truy cập :  34088129
Thị trường chè từ 12-16/12/2016

Thị trường thế giới: Trong phiên đấu giá tuần này (06/11) tại Mombasa, giá chè loại tốt nhất của Kenya là Best Broken Pekoe Ones (BP1s) đạt 3,68 - 4,27 USD/kg, tăng so với 3,58 - 4,15 USD/kg trong phiên đấu giá tuần trước. Trong khi đó, ba loại chè PF1, PD, D1 giảm giá so với tuần trước.

Thị trường thế giới: Trong phiên đấu giá tuần này (06/11) tại Mombasa, giá chè loại tốt nhất của Kenya là Best Broken Pekoe Ones (BP1s) đạt 3,68 - 4,27 USD/kg, tăng so với 3,58 - 4,15 USD/kg trong phiên đấu giá tuần trước. Trong khi đó, ba loại chè PF1, PD, D1 giảm giá so với tuần trước. Kenya là nước xuất khẩu chè đen hàng đầu thế giới và đây cũng là mặt hàng mang lại ngoại tệ nhiều nhất cho quốc gia này.

Có tới 94% trong tổng số 957 tấn chè cung cấp trong tuần này tại phiên đấu giá Số: 49 của Hiệp hội Thương mại Chè Coonoor, Ấn Độ đã được bán mặc dù giá trung bình duy trì ở mứ c cao trong 9 tháng, đạt 104,66 Rs/kg so với 102,74 Rs/kg của tuần trước do nhu cầu tăng từ người mua trong nước. Chè bụi đỏ Homedale Estate’s Red Dust tiếp tục đạt mức giá cao nhất trong các loại chè bụi và toàn bộ thị trường chè CTC khi được mua với giá 221 Rs/kg. Ở thị trường chè lá CTC, Darmona Estate’s Broken Orange Pekoe Small đạt mức giá cao nhất với 201 Rs/kg. Tại thị trường chè orthodox, Chamraj đạt mức giá cao nhất 235 Rs/kg.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), sản xuất chè toàn cầu (chè đen, chè xanh, chè hòa tan và khác) tăng 4,2%/năm trong thập kỷ qua, đạt 5,13 triệu tấn trong năm 2014. Trung Quốc là nguyên nhân chính trong tăng trưởng nhanh sản lượng chè toàn cầu do sản xuất chè của nước này đã tăng hơn gấp đôi từ 934.857 tấn năm 2005 lên 1,95 triệu tấn năm 2014. Tăng sản xuất chè tại Trung Quốc là hệ quả của tăng trưởng chưa từng có trong nhu cầu nội địa.

FAO dự báo đến năm 2024, sản xuất chè đen toàn cầu được dự báo có tốc độ tăng trưởng 3,7%/năm và đạt 4,29 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya và Sri Lanka. Tăng trưởng sản xuất tại Trung Quốc sẽ mạnh, vượt Kenya, nhà xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, nhờ tăng trưởng mạnh nhu cầu đối với các loại chè đen như Pu’er.

Sản lượng chè xanh toàn cầu được dự đoán có tốc độ tăng trưởng cao hơn, đạt 9,1%/năm lên 3,74 triệu tấn. Mở rộng sản xuất tại Trung Quốc cũng là nguyên nhân chính. Sản lượng chè xanh tại nước này được dự báo tăng gấp đôi, từ 1,38 triệu tấn năm 2014 lên 3,22 triệu tấn năm 2024. Nguyên nhân chính được cho chủ yếu là do năng suất hơn là tăng diện tích, nhờ nước này tái canh bằng các giống chè năng suất cao hơn và thực hành canh tác tốt hơn.

 

Đối với dự báo trung hạn, tiêu thụ chè cho các nước không sản xuất chè, nhập khẩu ròng được sử dụng làm đại diện cho tiêu thụ, và đối với các nước sản xuất chè, tiêu thụ thực tế nội địa được dùng làm tham chiếu. Dữ liệu tiêu thụ chè xanh không toàn diện và do đó, khó đưa ra bất cứ dự đoán có ý nghĩa nào.

Đến năm 2024, tiêu thụ chè đen được dự đoán tăng trưởng trung bình 3,7%/năm lên 4,27 triệu tấn, chủ yếu phản ánh tiêu thụ cao tại các nước sản xuất chè đã bù đắp suy giảm tiêu thụ tại các nước nhập khẩu chè truyền thống. Tăng trưởng tiêu thụ mạnh nhất dự đoán diễn ra tại Trung Quốc, với tốc độ tiêu thụ hơn 15%/năm trong hơn 10 năm tới, theo sau là Malawi 10%/năm, 7%/năm tại Morocco và 6%/năm tại Kenya, Uganda và Zimbabwe. Tốc độ tăng dao động từ 3 – 5%/năm tại các nước sản xuất chè khác như Bangladesh (4,2%), Ấn Độ (3%), Sri Lanka (4,6%), Tanzania (3,3%) và Việt Nam (4,8%). Xuất khẩu chè đen dự đoán đạt 1,7 triệu tấn năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo tương đương tại cả châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, đến năm 2024, lượng xuất khẩu chè của châu Á dự đoán đạt 837.991 tấn, so với 767.381 tấn từ châu Phi.


Các nước xuất khẩu chính được dự đoán duy trì mức xuất khẩu hiện tại, với Kenya là nước xuất khẩu chè lớn nhất, theo sau là Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malawi, Uganda và Tanzania.
Xuất khẩu chè xanh toàn cầu dự đoán tăng 8,9%/năm và đạt 804.300 tấn đến năm 2024.


Trung Quốc được dự đoán tiếp tục áp đảo thị trường xuất khẩu, với lượng xuất khẩu đạt 481.508 tấn, theo sau là Việt Nam với 284.912 tấn, Indonesia 19.370 tấn và Nhật Bản 8.394 tấn.
 

Thị trường trong nước: Tại Thái Nguyên, giá chè nguyên liệu tuần này ổn định. Cụ thể, giá chè cành chất lượng cao tăng giữ mức 185.000 đ/kg,chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) là 135.000 đ/kg, chè xanh búp khô 100.000 đ/kg.

Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, giá chè nguyên liệu hiện vẫn ổn định. Cụ thể, giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh loại 1 giữ mức 7.000 đ/kg, giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen là 3.500 đ/kg.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), dự kiến cả năm, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 235 triệu USD, với tỉ lệ chè xanh đạt khoảng 46%, chè đen 53%, còn lại là loại khác. Các thị trường nhập khẩu chè lớn của Việt Nam hiện là Afganistan, Indonesia, Nga, Pakistan, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Anh và UAE...

 

Hiện nay, xu hướng uống trà đang phát triển mạnh ở Bắc Mỹ. Thị trường chè Mỹ cũng đang ngày càng ưa chuộng các loại trà đặc sản như chè đen hay chè xanh có hương hay chè thảo mộc. Hiệp hội dự đoán sản lượng chè xuất khẩu trong năm 2017 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2016.

 

Tuy nhiên, theo Vitas, để đạt được con số kỳ vọng này cần có sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trung ương và địa phương như quy hoạch đất trồng chè và cơ sở chế biến trên từng địa bàn với công suất phù hợp... Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất chè an toàn, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trong quá trì sản xuất, đầu tư và thu mua nguyên liệu...
 

NVA

Trở lại      In      Số lần xem: 1328

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD