Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  34091009
Thị trường mía đường năm 2014 và dự báo năm 2015

Đường thô tại New York đã giảm gần 60% từ mức cao 30 năm, đạt 36,08 cent/lb trong tháng 2 năm 2011 do nguồn cung thế giới tăng nhanh hơn tiêu thụ. Ngày 21/12/2014 giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giao dịch ở 14,99 cent/lb, giảm 1,49 cent/lb so với đầu tháng 12, còn so với mức giá đạt đỉnh đầu tháng 3 là 18,47 cent/lb (mức giá cao nhất trong năm 2014), thì giá đường thô đã giảm 19%.

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 

1. Diễn biến giá đường tháng 12 và năm 2014

 

Đường thô tại New York đã giảm gần 60% từ mức cao 30 năm, đạt 36,08 cent/lb trong tháng 2 năm 2011 do nguồn cung thế giới tăng nhanh hơn tiêu thụ. Ngày 21/12/2014 giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giao dịch ở 14,99 cent/lb, giảm 1,49 cent/lb so với đầu tháng 12, còn so với mức giá đạt đỉnh đầu tháng 3 là 18,47 cent/lb (mức giá cao nhất trong năm 2014), thì giá đường thô đã giảm 19%.

 

Trong năm 2014, giá đường thô đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần bốn năm rưỡi vào ngày 17/9/2014, giá giảm xuống 13,32 cent/lb do tình trạng cung vượt xa cầu.

 

Thị trường đường thế giới biến động giảm trong tháng 12. So với cuối tháng 11, giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,6 US cent/lb xuống còn 14,99 US cent/lb; giá đường trắng London giảm 15,7 USD/tấn xuống còn 391,2 USD/tấn.

 

Đường thô kỳ hạn trên sàn ICE giảm xuống mức thấp mới trong ngày thứ tư liên tiếp vào hôm 3/12, mức thấp nhất kể từ tháng 9 do áp lực từ đồng đô la mạnh và lo ngại về giá ethanol sau khi thị trường dầu lao dốc gần đây. Đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,15 cent hay 1% xuống 15,09 cent/lb, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ 26/9 tại 15,07 cent. Giá dầu thô yếu làm giảm sức cạnh tranh của nhiên liệu sinh học ethanol, khuyến khích các nhà máy tăng sản lượng đường. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 4,1 USD hay 1% xuống 396,3 USD/tấn sau khi chạm 396,1 USD/tấn.

 

Giá đường thô giảm cũng chịu bởi tác động giá dầu giảm mạnh, bởi thị trường dầu thô giá rẻ có thể làm nhiên liệu sinh học ethanol làm từ mía kém cạnh tranh hơn, trong khi đồng tiền của Brazil yếu đã thu hút nhà sản xuất và các quỹ bán ra.

 

Đồ thị 1: Giá đường thô tại New York năm 2014 (ĐVT: US Cent/lb)

Nguồn: ino.com

 

Đường thô trên sàn ICE tiếp tục giảm xuống mức thấp hai tháng rưỡi trong hôm 12/12 do nhà sản xuất và quỹ bán ra bởi đồng tiền tại Brazil giảm. Đường thô giảm do giá dầu giảm dưới 58 USD/thùng bởi nguồn cung dư thừa trong khi đồng tiền của Brazil yếu đã thu hút nhà sản xuất và các quỹ bán ra. Thị trường dầu thô giá rẻ có thể làm nhiên liệu sinh học ethanol làm từ mía kém cạnh tranh hơn. Đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,17 cent hay 1,1% xuống 14,98 cent/lb sau khi hợp đồng chạm mức thấp tại 14,96 cent, mức thấp nhất theo biểu đồ giao ngay kể từ 26/9. Đường trắng kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 2,9 USD hay 0,7% xuống 390,4 USD/tấn, giá hợp đồng này đã chạm mức thấp 390,2 USD. Các thương nhân cũng lưu tâm tới dự đoán rằng Ấn Độ có thể sớm triển khai ưu đãi xuất khẩu đường thô để giúp các nhà máy giảm tồn kho đang ở mức cao.

 

Cùng với xu hướng của giá đường thô, giá đường trắng trên sàn London giảm xuống 391,2 USD/tấn ngày 21/12, giảm 15,7 USD/tấn so với đầu tháng và giảm 94 USD/tấn so với mức cao nhất vào giữa tháng 6 đạt mức 488,5 USD/tấn, tương đương mức giảm 24%.

 

Đường thô trên sàn ICE tiếp tục giảm xuống mức thấp hai tháng rưỡi trong hôm 16/12, giá giảm phiên thứ tư liên tiếp do áp lực của giá dầu giảm. Đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,25 cent hay 1,7% xuống 14,71 cent/lb sau khi chạm mức 14,67 cent, thấp nhất kể từ 25/9. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 5 USD hay 1,3% xuống 383,7 USD/tấn, giá đã chạm mức thấp 383,5 USD.

 

Nhìn chung trong tháng qua, giá đường thế giới giảm bởi nguồn cung dư thừa do các nhà sản xuất và các quỹ tăng cường bán ra bởi đồng tiền của Brazil yếu đi. Bên cạnh đó, áp lực của đồng USD tăng và lượng mía nghiền của khu vực phía trung nam Brazil cuối tháng 11 cao hơn dự đoán cũng tác động lên giá đường. Tổ chức mía đường Unica của Brazil cho biết 15,7 triệu tấn mía đã được nghiền trong nửa cuối tháng 11, cao hơn mức dự đoán là 14 -15 triệu tấn. Giá đường giảm còn do dự đoán Ấn Độ có thể sớm giới thiệu các biện pháp kích thích xuất khẩu đường thô để giúp các nhà máy bán lượng tồn kho dư thừa và từ những tín hiệu chính quyền Trung Quốc có thể hạn chế nhập khẩu đường. Các nhà tinh chế đường Trung Quốc đã đồng ý hạn chế nhập khẩu ngoài hạn ngạch lên tới 1,9 triệu tấn trong năm tới.

 

2. Dự báo nguồn cung và tiêu thụ trên thế giới

 

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2014/15 dự kiến sẽ giảm 1,5% so với niên vụ trước xuống 172,45 triệu tấn. Dự báo sản lượng toàn cầu giảm chủ yếu do điều chỉnh giảm ở những nước sản xuất hàng đầu: Brazil, Ấn Độ và Thái Lan. Dự báo sản xuất ở Brazil giảm 1,0 triệu tấn và Thái Lan giảm 0,8 triệu tấn do tình trạng hạn hán.

 

Xuất khẩu đường thế giới được dự đoán trong niên vụ 2014/15 sẽ đạt khoảng 53,69 triệu tấn. Tiêu thụ được dự báo lên mức 170,99 triệu tấn so với 167,27 triệu tấn của niên vụ 2013/2014. Tồn kho dự báo giảm xuống còn 42,21 triệu tấn.

 

Bảng 1: Sản lượng và tiêu thụ đường thế giới (ĐVT, triệu tấn)

 

Niên vụ 2013/2014

Niên vụ 2014/2015

Sản lượng

175,010

172,458

Nhập khẩu

51,837

51,763

Xuất khẩu

57,437

53,697

Tiêu thụ

167,277

170,996

Tồn kho

43,620

42,215

Nguồn:USDA

 

EU: Sản lượng đường tại EU trong niên vụ 2014/2015 dự báo sẽ đạt 16,3 triệu tấn, tăng 200.000 tấn do tăng diện tích củ cải đường. Tiêu thụ được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng, nhập khẩu dự báo sẽ tăng 250.000 tấn, lên 3,8 triệu tấn. Trong khi đó, lượng đường xuất khẩu của EU do giới hạn bởi trần xuất khẩu của WTO được duy trì ở mức 1,5 triệu tấn.

 

Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà máy tinh chế đường IndonesiaAndre Vincent Wenas cho biết: lượng đường nhập khẩu của nước này sẽ tăng từ mức 2,8 triệu tấn trong năm 2014 lên 3,6 triệu tấn vào năm 2015. Xu hướng tăng cường nhập khẩu đường của Indonesia có thể giúp kìm hãm đà giảm của giá đường kỳ hạn tại New York (Mỹ). Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Indonesia sẽ vượt Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu đường hàng đầu thế giới trong niên vụ kết thúc vào tháng 4/2015.

 

Dự báo sản lượng đường Ấn Độ niên vụ 2014/2015 ở mức 27,9 triệu tấn. Tiêu thụ dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng, xuất khẩu được dự báo sẽ giảm xuống còn 1,5 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu trong nước. Các thương nhân cũng dự đoán rằng Ấn Độ có thể sớm triển khai ưu đãi xuất khẩu đường thô để giúp các nhà máy giảm tồn kho đang ở mức cao.

 

Trong niên vụ 2014/2015, sản lượng đường Thái Lan dự báo sẽ giảm xuống còn 11 triệu tấn. Xuất khẩu được dự báo sẽ lên mức kỷ lục 8,3 triệu tấn do nhu cầu nhập khẩu tăng từ Indonêsia và Campuchia.

 

Thái Lan đang đối mặt với sức ép phải thả nổi giá đường bán lẻ trước khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Trong bối cảnh nguồn cung dư thừa khiến giá đường thế giới từ đầu năm tới nay giảm 13% và Thái Lan vẫn còn khoảng 3 triệu tấn đường chưa tiêu thụ hết, nước này cần hạ giá bán lẻ để tránh tình trạng "quá tải" tại các kho dự trữ.

 

Một thị trường chung của khu vực ASEAN sẽ được hình thành vào cuối năm tới, cho phép một loạt hàng hóa, dịch vụ và lực lượng lao động dịch chuyển tự do trong 10 nước Đông Nam Á, trong đó có các nước nhập khẩu đường chủ chốt như Indonesia, Philippines và Malaysia. Trong khi các nước làng giềng của Thái Lan không phải là những quốc gia xuất khẩu đường, đã xuất hiện các mối quan ngại rằng một khi AEC có hiệu lực, mặt hàng này từ các nước sản xuất lớn như Brazil có thể tìm cách xâm nhập vào thị trường Thái Lan thông qua hoạt động giao thương biên giới tại các quốc gia thành viên AEC như Campuchia, Lào và Malaysia.

 

Chính phủ mới của Thái Lan hiện đang nỗ lực hạn chế diện tích trồng lúa gạo bằng cách thuyết phục nông dân chuyển sang trồng mía, với hy vọng khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn sau khi AEC có hiệu lực.

 

Sản lượng đường Trung Quốc trong niên vụ 2014/15 được dự báo ở mức 13,3 triệu tấn, giảm một triệu tấn so với niên vụ 2013/14 do diện tích trồng giảm. Nhập khẩu năm thị trường 2014/15 được điều chỉnh tăng lên 4,3 triệu tấn (MMT) tương ứng do sản lượng trong nước thấp và giá quốc tế giảm.

 

Cơ quan Giám sát nông nghiệp Pháp (FranceAgriMer) cho biết mùa Hè mưa nhiều trong năm nay đã giúp sản lượng đường của nước này hướng tới mức cao kỷ lục 5,2 triệu tấn, song cũng làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ dư thừa nguồn cung. Theo FranceAgriMer, trong số 5,2 triệu tấn đường dự kiến sẽ sản xuất được trong niên vụ 2014-2015, chỉ có 3 triệu tấn nằm trong hạn ngạch mà châu Âu đề ra. Cơ quan này cho rằng, nhằm tránh để tình trạng dư cung lan sang niên vụ 2015-2016, cách tốt nhất là Pháp phải tăng cường hoạt động sản xuất ethanol từ củ cải đường, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu lượng đường ngoài hạn ngạch. Bên cạnh tác dụng làm chất tạo ngọt cho thực phẩm, đường còn có thể làm thành phần chế tạo xi măng, các chất tẩy rửa và ethanol, một loại nhiên liệu có thể pha cùng với xăng để chạy các động cơ.

 

Cubađặt mục tiêu tăng từ 15% đến 20% sản lượng đường trong vụ thu hoạch sắp tới, từ con số 1,6 triệu tấn của niên vụ trước. Theo Liobel Perez, một chuyên gia thuộc nhóm doanh nghiệp nhà nước AZCUBA, “chiến dịch” tăng sản lượng đường được bắt đầu từ cuối tháng 11/2014, với sự tham gia của khoảng 50 nhà máy, nhiều hơn hai nhà máy so với năm ngoái. Niên vụ thu hoạch mới dự kiến kết thúc vào đầu tháng 5/2015 khi mùa mưa bắt đầu, có thể dẫn đến năng suất mía giảm.

 

Cuba đã thực hiện một loạt biện pháp để tăng cường sản xuất đường, ngành kinh tế mũi nhọn của quốc đảo này, qua việc thay mới các loại máy móc cũ kỹ, đa dạng hóa các sản phẩm đường và thu hút đầu tư nước ngoài. Theo AZCUBA, sản xuất đường của quốc gia vùng Caribbe đã không đạt được chỉ tiêu đặt ra vào năm ngoái, do mưa khá nhiều và khí hậu nắng nóng.

 

II. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC                                              

 

1. Diễn biến giá

Giá đường RS bán buôn trong tháng 12 giảm 100-200 đồng/kg so với tháng trước đó. Hiện giá bán buôn đường kính trắng ở miền Bắc là 11.200 – 12.400 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là  12.100 – 12.400 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.200 đồng/kg. So với đầu năm giá đường giảm 1.000-1.200 đồng/kg, còn so với cùng kỳ năm trước giá giảm 1.500 đồng/kg, tương đương mức giảm 15%. Giá bán lẻ đường RE trong năm 2014 giảm 2.000- 3.000 đồng/kg, ở mức 15.000 – 17.000 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Mía đường, giá mía 10 CCS tại ruộng trong tháng 12/2014: tại Miền Bắc 900 đồng/kg. Tại Miền Trung – Tây Nguyên 850 đ/kg. Tại Miền Đông Nam Bộ 950 đồng/kg. Tại ĐBSCL 750 đồng/kg.

 

Bảng 2: Giá đường tháng 12/2014 (ĐVT:đ/kg)

Loại

Thị trường

Giá bán buôn

Đường kính trắng (RS)

Miền Bắc

11.200 -12.400 đồng/kg

Đường kính trắng (RS)

Miền Trung, Tây Nguyên

12.100-12.400 đồng/kg

Đường kính trắng (RS)

Các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

11.700 -12.200 đồng/kg

Đường RE

 

13.300 - 14.000 đồng/kg

Nguồn: Vinanet.com.vn    

 

2. Cung-cầu

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đến 30/11/2014 cả nước có 22/35 nhà máy đường vào vụ sản xuất 2014/2015.

+ 7/11 nhà máy đường ở miền Bắc, bao gồm: Tuyên Quang, Sơn Dương (2/11); Lam Sơn (20/11); Cao Bằng, Sông Con (24/11), Nghệ An (25/11), Nông Cống (26/11).

+ 2/11 nhà máy đường ở Miền Trung – Tây Nguyên, bao gồm: Kon Tum (21/11); An Khê (25/11).

+ 3/3 nhà máy đường ở Đông Nam Bộ, bao gồm: Nước Trong (07/7), TTC Tây Ninh (10/11), La Ngà (12/11).

Đến 28/11/2014, các nhà máy đường ép được 1.174.650 tấn mía, sản xuất được 105.403 tấn đường. Tồn kho đường tại các nhà máy đường là 119.733 tấn, tại các công ty thương mại thuộc Hiệp hội là 9.093 tấn.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía nội địa đạt mức 297.000 ha, giảm khoảng 3%, sản lượng đường ước tính đạt khoảng 1,55 triệu tấn.

 

Bảng 3: Thống kê và dự báo cung- cầu đường (ĐVT: tấn)

Niên vụ

Sản xuất

Tiêu thụ

2011- 2012

1.300.000

1.400.000

2012-2013

1.500.000

1.300.000

2013-2014

1.587.000

1.450.000

Dự báo 2014-2015

1.550.000

1.400.000

Nguồn: VSSA

 

Xuất khẩu:

Lượng đường xuất khẩu (qua cửa khẩu phụ lối mở) đợt 1 đến hết 30/6 đạt 139.301 tấn tong tổng số 240.000 tấn hạn ngạch cho phép. Đợt 2 cho phép xuất khẩu từ 1/7/2014 đến hết năm 2014.

 

Trung quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính. Trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu đường thuận lợi, tăng khoảng 55% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu đường tăng chủ yếu là nhờ tăng mạnh kim ngạch trong quý I. Từ quý III đến cuối năm 2014, xuất khẩu đường sang Trung quốc đã không còn thuận lợi như những tháng đầu năm do phía Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ, giá đường xuất khẩu sang Trung Quốc cuối tháng 11, đầu tháng 12 ở mức rất thấp, với giá 11.700-11.800 đồng/kg.

 

III. DỰ BÁO GIÁ

 

Áp lực nguồn cung lớn từ các nước sản xuất hàng đầu thế giới như Braxin, Ấn Độ trong khi nhu cầu tiêu dùng thấp tiếp tục là cản trở lớn đối với sự đi lên của giá đường thế giới.

 

Đến cuối tháng 12, hầu hết các nhà máy đường còn lại sẽ vào vụ. Chỉ còn 1 – 2 nhà máy sẽ vào vụ trong tháng 1/2015. Giá đường trong nước vẫn tiềm ẩn nguy cơ giảm nhẹ do các nhà máy đường đã vào vụ và đường nhập khẩu theo Hạn ngạch thuế quan về, nhưng các nhà máy đường sẽ phối hợp để giá đường không sụt giảm quá mức, giữ giá mía cho nông dân.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1690

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD