Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  45
 Số lượt truy cập :  34074338
Thị trường phân bón năm 2015 và dự báo 2016

Thị trường phân bón tháng 12 giá tiếp tục suy giảm so với tháng trước. Cụ thể, Ure giảm 6,6%, xuống 240 USD/tấn, FOB Đông Âu; DAP giảm 1,4%, xuống 410 USD/tấn, FOB Vịnh Mỹ. Như vậy, so với đầu năm, giá phân bón tháng 12 giảm liên tiếp ở cả hai chủng loại Ure và DAP, giảm lần lượt 24,8%, giảm 14,6%.

I.                   DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

 

1.                  Diễn biến giá thế giới 

 

Thị trường phân bón tháng 12 giá tiếp tục suy giảm so với tháng trước. Cụ thể, Ure giảm 6,6%, xuống 240 USD/tấn, FOB Đông Âu; DAP giảm 1,4%, xuống 410 USD/tấn, FOB Vịnh Mỹ.

 

Như vậy, so với đầu năm, giá phân bón tháng 12 giảm liên tiếp ở cả hai chủng loại Ure và DAP, giảm lần lượt 24,8%, giảm 14,6%.

 

Giá phân bón trung bình năm 2015 ở mức 267,6 USD/tấn đối với Ure và 456 USD/tấn đối với DAP, giảm lần lượt 15,3% và giảm 4,94% so với giá trung bình năm 2014.

 

Nhìn chung, năm 2015, thị trường phân bón thế giới với xu hướng giảm. Sau khi thiết lập mức đỉnh 319,20 USD/tấn đối với phân Ure và 480,4 USD/tấn đối với phân DAP, cụ thể Ure giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng, giảm 104,2 USD, tương đương 32,6%, xuống còn 215 USD/tấn và DAP giảm xuống mức thấp nhất 12 tháng, giảm 70,4 USD, tương đương 14,6%, xuống còn 410 USD/tấn.

 

Hình 1: Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới năm 2015

ĐVT: USD/tấn

Nguồn:Phòng thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp

 

Chỉ số giá phân bón tháng 11/2015 hiện ở mức 93,19 điểm,  tăng 0,05% so với tháng 10/2015, nhưng giảm 8,51% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, 11 tháng đầu năm 2015, chỉ số giá phân bón biến động, 93,05 điểm hồi tháng 4 là mức thấp nhất kể từ 9 tháng và mức cao nhất đạt 102,17 điểm tháng đầu năm 2015.

 

Hình 2: Diễn biến chỉ số giá phân bón 11 tháng đầu năm 2015

 

Những yếu tố dẫn đến thị trường phân bón giảm:

+ Nhu cầu trên thị trường quốc tế yếu. Hầu hết các sản phẩm phân bón đều có giá thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

+ Nguồn cung dư thừa, cùng với nhu cầu giảm, dẫn đến một số Công ty sản xuất phân bón cắt giảm công suất.

+ Giá dầu giảm xuống dưới 35 USD/thùng do lo ngại về nguồn dự trữ dầu dồi dào tại Mỹ và lực đẩy của đồng USD mạnh, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất.

+ Nguồn cung dầu tiếp tục tăng mạnh. Sản lượng dầu của OPEC được dự đoán có thể vượt mốc 32 triệu thùng/ngày vào năm tới.

+ Kể từ đầu năm 2015 chính sách thuế mới của Trung Quốc về xuất khẩu phân bón có hiệu lực, tạo điều kiện cho các nước nhập khẩu phân bón. Với cơ chế thuế suất mới này sẽ giúp giảm sự biến động tăng giá mạnh do yếu tố mùa vụ.

+ Tại Ấn Độ, đồng Rupee đã phản ứng với động thái phá giá NDT và giảm xuống mức 65 INR/USD, gây áp lực lên hoạt động nhập khẩu phân DAP.

+ Việc Trung Quốc hạ giá đồng NDT vào hồi tháng 8/2015, cũng tác động lớn đến tình hình nhập khẩu phân bón của các nước trên thế giới.

+ Giá Ure ở mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây, nguyên nhân là do giá nhiên liệu đầu vào của Trung Quốc là than đang giảm mạnh, giữ cho chi phí sản xuất tại đây ở mức thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

+Theo dự báo của Hiệp hội phân bón Quốc tế (IFA), trong 5 năm tới, nguồn cung phân bón sẽ vượt quá nhu cầu.

 

2.                  Diễn biến giá trong nước

 

Hiện đang là thời gian vào vụ lúa đông xuân 2015-2016, tại các khu vực Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… đã bắt đầu xuống giống lúa Đông Xuân nên nhu cầu mua hàng đã tăng nhẹ, tuy nhiên giá Ure vẫn ở mức thấp, không tăng.

 

Đối với các loại phân bón khác như DAP, Kali, NPK vẫn giữ ở mức ổn định, giá có nhích tăng, nhưng mức tăng cũng chỉ từ 1.000 – 2.000 đ/bao.

 

Giá phân bón trong nước ổn định đến giảm bởi:

+ Nguồn cung phân bón vẫn tiếp tục được bổ sung mạnh từ hoạt động sản xuất và nhập khẩu.

+ Theo tin thông tin từ Bộ NN&PTNT, từ ngày 01/12-5/12 sẽ có 54.900 tấn phân bón các loại đã được cập cảng Sài Gòn.

+ Nhu cầu tiêu thụ phân bón đã phần nào chậm lại, do tại Cần Thơ, Kiên Giang đã bắt đầu bón đợt 2 cho lúa Đông Xuân.

+ Thu hoạch lúa Hè thu và lúa Thu Đông đã kết thúc, dẫn tới nhu cầu sử dụng phân bón giảm.

 

Hình 3: Diễn biến giá phân bón trong một năm

ĐVT: đồng/kg

 Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp

 

Như vậy, năm 2015, cùng với xu hướng giá thế giới, giá phân bón trong nước giảm cho đến ổn định. Mức cao nhất kể từ 5 tháng, đạt 8.500 đ/kg đối với phân Ure và 14.500 đ/kg đối với phân NPK, tăng lần lượt 3,6% và tăng 2,1% so với đầu năm 2015. Và mức thấp nhất 11 tháng, 7.500 đ/kg đối với Ure và 12.400 phân DAP, giảm lần lượt 8,5% và giảm 12,6%.

 

II.               CUNG – CẦU

 

1.                  Cung

 

1.1           Thế giới

 

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu của thị trường phân bón thế giới trong năm 2015 ước tính tăng xấp xỉ 2% (đạt 191 triệu tấn). Trong khi đó, nguồn cung dự kiến tăng 4,9% (đạt 212,7 triệu tấn).

 

Hiện tượng dư cung vẫn diễn ra và tiếp tục tạo sức ép đối với mặt bằng giá bán. Đáng chú ý, đối với mặt hàng phân Ure (chiếm xấp xỉ 60% tổng nhu cầu), theo JP Morgan, trong nửa đầu năm nay dự kiến sẽ có 4 nhà máy lớn (có tổng công suất khoảng 5 triệu tấn/năm) được đưa vào hoạt động, đóng góp 3% vào tổng cung toàn cầu. Do đó, tình trạng dư cung của mặt hàng này tiếp tục trầm trọng hơn trong năm nay.

 

Năm 2015, thế giới chứng kiến việc ký kết 2 hợp đồng, thứ nhất giữa Trung Quốc và Ural, nhập khẩu 850.000 tấn phân Kali, với đơn giá 315 USD/tấn, CIF. Thời gian thực hiện hợp đồng từ tháng 4-12/2015. Trong danh sách bản hợp đồng đã ký với các nhà nhập khẩu Trung Quốc bao gồm: Sino-Agri, Sinochem và Tập đoàn ZhongHuanJian. Thứ hai, Sinofert và Belarus, hai bên đã thỏa thuận và ký hợp đồng cung cấp 4 triệu tấn phân Potash thời gian là 5 năm với tổng trị giá lên tới 1,3 tỷ USD.

 

Trung Quốc

 

10 tháng năm 2015, Trung Quốc đã sản xuất 26,65 triệu tấn Ure, tăng 7,03% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, lượng Ure sản xuất hàng tháng khá ổn định và dao động quanh mức 2,6-3,1 triệu tấn/tháng. Trong khi đó 10 tháng xuất khẩu Ure đạt 10,485 triệu tấn, tăng 8,78% so với cùng kỳ 2014.

 

Sản xuất phân kali của Trung Quốc trong tháng 10/2015 đạt 637,4 nghìn tấn, lũy kế 10 tháng 2015, Trung Quốc đã sản xuất 5,059 triệu tấn kali, tăng 4,45% so với cùng kỳ 2014. Trong khi, nhập khẩu kali trong tháng 10/2015 đạt 915,7 nghìn tấn, tăng 75,1% so với tháng 9/2015 và tăng 14,3% so với tháng 10/2014.

 

1.2         Trong nước

 

Tháng 11/2015, ước sản lượng phân đạm Ure đạt 210,6 nghìn tấn, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 214,2 nghìn tấn, giảm 1,4% so cùng kỳ. Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân Ure đạt khoảng 66,8 nghìn tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 138,2 nghìn tấn, giảm 19,1% so với cùng kỳ.

 

Tính chung 11 tháng, ước sản lượng phân đạm Ure đạt 2.048,6 nghìn tấn, tăng 2,7% so cùng kỳ năm 2014; phân NPK khoảng 2.270,3 nghìn tấn, giảm 0,2% so cùng kỳ. Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có sản lượng phân Ure 11 tháng đầu năm ước đạt 561,3 nghìn tấn, tăng 11,7% so cùng kỳ, sản lượng phân NPK ước đạt 1.611,6 nghìn tấn, giảm 2,5% so cùng kỳ.

 

Hình 4: Sản xuất phân bón năm 2015

ĐVT: Nghìn tấn

Nguồn:Phòng Thông tin kinh tế quốc – VITIC tổng hợp

 

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 11 tháng 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 734,1 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 263,1 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 24,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

 

Mặt hàng phân bón của Việt Nam đã có mặt trên 8 quốc gia trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 50% tổng lượng xuất khẩu, với 288,6 nghìn tấn, trị giá 110,8 triệu USD.

 

Hình 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón 11 tháng 2015

Nguồn:Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp

 

2.                  Cầu

 

2.1          Thế giới

 

Tiêu thụ phân bón trên thế giới niên vụ 2014/2015 được dự báo tăng 2,0% so với niên vụ trước, lên 185 triệu tấn. Dự kiến, mức tiêu thụ phân đạm (N) tăng 1,3% lên 111,8 triệu tấn; phân lân (P) tăng 2,5% lên 41,3 triệu tấn và phân kali (K) tiêu thụ nhiều hơn, tăng 4,2% lên 31,5 triệu tấn.

 

Tại khu vực Đông Âu và Trung Á, Tây Á tiêu thụ phân bón niên vụ 2014/2015 giảm bởi những căng thẳng địa chính trị trong khu vực và nền kinh tế suy yếu.

 

Tại Bắc Mỹ, phương Tây và Trung Âu tiêu thụ giảm. Ngược lại, ở châu Đại Dương và châu Phi lại tăng trưởng. Mức tiêu thụ giảm mạnh nhất được dự đoán ở Bắc Mỹ và tăng mạnh được thể hiện ở Đông Nam Á, Nam Á và Châu Mỹ Latinh.

 

Thái Lan

 

Trong 9 tháng 2015, Thái Lan đã nhập khẩu 1,66 triệu tấn phân Ure, giảm 5,54%, tức giảm gần 100.000 tấn so với cùng kỳ năm 2014. Tính riêng tháng 9, nước này đã nhập khẩu 167.000 tấn phân Ure, giảm 17% so với tháng 9 năm ngoái và giảm 17.000 tấn so với khối lượng nhập khẩu của tháng 8/2015. Trong đó, 700.000 tấn Ure được nhập từ Saudi Arabia, 304.000 tấn từ Qatar, 230.000 tấn từ Malaysia và 130.000 tấn từ Kuwait.

 

New Zealand

 

Nhập khẩu Ure của New Zealand đạt 359.000 tấn trong 9 tháng 2015, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính riêng tháng 9, nước này đã nhập khẩu 59.000 tấn Ure, trong đó có 27.000 tấn xuất xứ từ Indonesia và 30.000 tấn từ Saudi Arabia (tính từ đầu năm cho đến nay đã có 214.000 tấn Ure của Saudi Arabia được nhập khẩu vào New Zealand).

 

Trung Quốc

 

Tại Trung Quốc, để ổn định giá cả cũng như là nguồn cung cho các sản phẩm phân bón, từ năm 1994 cho tới nay, Chính phủ nước này đã miễn thuế giá trị gia tăng cho các mặt hàng phân bón. Tuy nhiên mới đây, quy định miễn thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm này đã bị gỡ bỏ.

 

Việc kinh doanh và nhập khẩu phân bón tại Trung Quốc sẽ chịu khoản thuế giá trị giá tăng 13% bắt đầu từ tháng 9. Bộ tài chính Trung Quốc cho biết điều luật mới này là để đáp ứng những điều kiện hiện nay, khi thị trường phân bón tại đây đang phải chịu áp lực từ sự dư thừa sản phẩm. Còn nông dân và các doanh nghiệp đang gặp phải không ít khó khăn từ những quy định cũ.

 

Với việc thay đổi chính sách này, không ảnh hưởng tới nông sản và thu nhập của người nông dân, bởi Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sang những khoản trợ cấp nông nghiệp để bình ổn giá.

 

2.2          Trong nước

 

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân năm nay dự kiến sẽ bắt đầu xuống giống từ tháng 11/2015 đến tháng 2/2016 và tổng nhu cầu phân bón các loại vào khoảng hơn 4 triệu tấn, trong đó phân đạm Ure là 970 ngàn tấn.

 

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, tháng 11/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 400,5 nghìn tấn, trị giá 122,3 triệu USD, giảm 16,1% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so với tháng 10, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 11, lượng phân bón nhập khẩu đạt trên 4 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 8,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

 

Trong đó, chủ yếu nhập phân SA, chiếm 27%, với 953,3 nghìn tấn; phân Kali nhập 850,6 nghìn tấn, chiếm 24%; DAP nhập 843,1 nghìn tấn chiếm 24%, cuối cùng là NPK và Ure với lượng nhập lần lượt 364,9 nghìn tấn và 533 nghìn tấn.

 

Hình 6: Cơ cấu chủng loại phân bón nhập khẩu 11 tháng 2015

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp

 

Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu từ các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada … trong đó Trung Quốc là thị trường chính, chiếm tới 59% thị phần, kế đến là Nga 11% …

 

Hình 7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu phân bón 11 tháng 2015

Nguồn:Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp

 

III.            THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

 

1.      Thế giới

 

Bộ Tài chính Trung Quốc công bố thuế xuất khẩu cho năm 2016. Trong đó, thuế xuất khẩu năm 2016 giữ nguyên đối với Ure, DAP/MAP; SOP/MOP và giảm đối với Ammonia, Axit Phosphoric và quặng Phosphate. Cụ thể, thuế xuất khẩu Ammonia và Axit Phosphoric giảm xuống 0% từ mức tương ứng 180 NDT/tấn và 300 NDT/tấn năm 2015; quặng Phosphate giảm xuống 20% từ mức 35% năm 2015. MOP, SOP giữ nguyên ở mức 600 NDT/tấn; Ure và DAP/MAP cũng giữ nguyên ở mức 80 NDT/tấn và 100 NDT/tấn của năm 2015.

 

Bảng 1: Thuế xuất khẩu các mặt hàng phân bón của Trung Quốc trong năm 2016

Chủng loại

Năm 2015

Năm 2016

Ure

80 NDT/tấn

80 NDT/tấn

DAP/MAP

100 NDT/tấn

100 NDT/tấn

Ammonia

180 NDT/tấn

0

Axit Phosphoric

300 NDT/tấn

0

Quặng Phosphate

35%

20%

MOP/SOP

600 NDT/tấn

600 NDT/tấn

 

2.      Trong nước

 

Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi sửa đổi của mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02.

 

Theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02 "Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa nitơ".

 

Theo quy định tại Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 của UBTV Quốc hội về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng thì nhóm 31.02 có Khung thuế suất là 0-7%.

 

Theo cam kết WTO, toàn bộ các mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02 có mức cam kết trần là 6,5% từ năm 2007.

 

Theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 và Thông tư số 131/2014/TT-BTC ngày 10/9/2014 sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02 tại Biểu thếu nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 thì thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02 được quy định thuế suất như sau:

 

31.02

Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa nitơ.

Thuế suất MFN (%)

3102.10.00

- Ure, có hoặc không ở trong dạng dung dịch nước

6

 

- Amoni sulphat; muối kép và hỗn hợp của amoni sulphat và amoni nitrat:

 

3102.21.00

- - Amoni sulphat

0

3102.29.00

- - Loại khác

0

3102.30.00

- Amoni nitrat, có hoặc không ở trong dung dịch nước

3

3102.40.00

- Hỗn hợp của amoni nitrat với canxi carbonat hoặc các chất vô cơ khác không phải phân bón

0

3102.50.00

- Natri nitrat

0

3102.60.00

- Muối kép và hỗn hợp của canxi nitrat và amoni nitrat

0

3102.80.00

- Hỗn hợp Ure và amoni nitrat ở dạng dung dịch nước hoặc dung dịch ammoniac

0

3102.90.00

- Loại khác, kể cả hỗn hợp chưa được chi tiết trong các phân nhóm trước

0

 

Trước thời điểm 25/10/2014 (ngày có hiệu lực của Thông tư số 131/2014/TT-BTC), toàn bộ các mặt hàng thuộc nhóm 31.02 trong nước đã có sản xuất (Ure, Amoni Nitrat) có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 3%, mặt hàng chưa sản xuất được có mức thuế suất là 0%.

 

Tuy nhiên do công suất sản xuất mặt hàng phân bón Ure trong nước đã đáp ứng được nhu cầu (sản xuất được 2.000.000 tấn, nhu cầu hiện nay là 2.000.000 tấn), trên cơ sở kiến nghị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 131/2014/TT-BTC ngày 10/9/2014 điều chỉnh mức thuế suất mặt hàng phân Ure từ 3% lên 6%.

 

Mức thuế suất ưu đãi MFN mặt hàng phân Ure theo quy định tại Thông tư số 131/2014/TT-BTC (6%) gần bằng với mức trần cam kết WTO (6,5%) và là mức thuế suất tối đa có thể điều chỉnh (nếu điều chỉnh tăng trên mức thuế 6,5% sẽ vi phạm cam kết WTO).

 

Phân bón Ure nhập khẩu từ Trung Quốc chịu thuế suất MFN 6%

 

Bộ Tài chính cho biết, theo cam kết tại Hiệp định Asean - Trung Quốc, trong các mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02 chỉ có mặt hàng phân bón Ure thuộc danh mục nhạy cảm. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean - Trung Quốc mặt hàng phân bón Ure là 20% vào năm 2015 và cắt giảm xuống mức 5% vào năm 2020. Các mặt hàng phân bón khác đã áp dụng mức 0% từ giai đoạn trước.

 

Theo quy định tại Thông tư 166/2014/TT-BTC thì mặt hàng phân bón Ure có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 20% từ năm 2015, các mặt hàng phân bón khác có mức thuế suất là 0%, cụ thể như sau:

 

31.02

Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa nitơ.

Thuế suất thuế NK ASEAN- Trung Quốc(%)

3102.10.00

- Ure, có hoặc không ở trong dạng dung dịch nước

20

 

- Amoni sulphat; muối kép và hỗn hợp của amoni sulphat và amoni nitrat:

 

3102.21.00

- - Amoni sulphat

0

3102.29.00

- - Loại khác

0

3102.30.00

- Amoni nitrat, có hoặc không ở trong dung dịch nước

0

3102.40.00

- Hỗn hợp của amoni nitrat với canxi carbonat hoặc các chất vô cơ khác không phải phân bón

0

3102.50.00

- Natri nitrat

0

3102.60.00

- Muối kép và hỗn hợp của canxi nitrat và amoni nitrat

0

3102.80.00

- Hỗn hợp Ure và amoni nitrat ở dạng dung dịch nước hoặc dung dịch ammoniac

0

3102.90.00

- Loại khác, kể cả hỗn hợp chưa được chi tiết trong các phân nhóm trước

0

 

Đối chiếu quy định tại Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì “Trường hợp mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho từng hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định ban hành thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN”.

 

Do đó, mặt hàng phân bón Ure nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ áp dụng theo mức thuế suất MFN là 6%, các mặt hàng phân bón khác áp dụng mức 0% nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt ASEAN- Trung Quốc hoặc mức thuế suất MFN.

 

IV.             MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

 

Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn ra trong năm nay. Hiện Việt Nam có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất phân bón, tạo ra hơn 5.000 loại phân bón trong danh mục cho phép, và 5.000 loại phân bón đang được sản xuất ngoài danh mục cho phép. Những cơ sở này cung cấp cho 16.000 cửa hàng kinh doanh phân bón trên toàn quốc.

 

Theo một chuyên gia nước ngoài, số lượng cơ sở sản xuất và chủng loại phân bón của Việt Nam là quá nhiều so với các nước trong khu vực, ví dụ tại Thái Lan chỉ có hơn 100 loại phân bón, Hàn Quốc có khoảng 40 loại…Thực trạng tại Việt Nam không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân, nhiều công ty làm ăn chân chính cũng đang bị làm giả, làm nhái nhãn mác, không đảm bảo chất lượng để đánh lừa người nông dân, thu lời bất chính.

 

Mỗi năm, riêng lĩnh vực phân bón, lực lượng QLTT phát hiện gần 3.000 vụ vi phạm, tịch thu 1.000 tấn phân bón không đảm bảo chất lượng. Hiện nay, các ngành chức năng T.Ư đang tìm giải pháp bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách đấu tranh chống nạn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng.

 

Tình trạng phân bón giả có xu hướng gia tăng, gây bức xúc nhiều trong doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và bà con nông dân. Đặc biệt, khi việc làm giả này còn có sự móc nối trong và ngoài nước bằng việc cung cấp nguyên liệu xấu, kém chất lượng, đưa vào VN đóng gói quảng cáo hàng tốt gây ảnh hưởng lớn đến thị trường phân bón trong nước.

 

Giới làm phân bón giả đưa vào từng đại lý với số lượng rất ít, với giá thấp hơn giá thị trường để bán cho nhanh nhằm tránh bị kiểm tra. Hoặc lợi dụng trình độ nhận thức của nhà nông còn hạn chế, với dòng chữ “phân bón chất lượng cao”, ghi bằng tiếng nước ngoài. Phân bón dởm sản xuất tại Trung Quốc 100%, trên bao bì lại ghi “made in PRC”, “Technology from USA”, “Technology from Philippines”... để lừa người mua và đã thành công.

 

Những tháng đầu năm 2015, hàng loạt vụ vi phạm trong sản xuất phân bón giả, kém chất lượng đã được cơ quan chức năng phanh phui, tịch thu nhiều tỷ đồng.

 

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trong số những vụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng nhái nhãn mác đã bị phát hiện, xử lí thì phân bón giả (tổng hàm lượng dinh dưỡng <70% so với đăng ký) chiếm 15%;phân bón kém chất lượng (tổng hàm lượng dinh dưỡng>70% nhưng <90% theo quy định) chiếm 35-40%;nhãn mác bao bì ghi trên bao bì phân bón sai so với Nghị định 89/CP về nhãn mác bao bì chiếm 50-60%; nhãn mác gian lận thương mại cũng như gây nhầm lẫn cho người sử dụng phân bón (ví dụ: Tên phân bón NPK20.20.15 nhưng thành phần chính chỉ là N:6;P2O5:6;K2O:6) chiếm 5-10%

.

Việt Nam là quốc gia có số lượng DN SX kinh doanh và danh mục sản phẩm phân bón thuộc diện "nhất thế giới", nhưng theo thống kê của FAO, Việt Nam lại là quốc gia có hiệu suất sử dụng phân bón thuộc nhóm thấp nhất thế giới hiện nay, chỉ đạt 45-50%.

 

V.                DỰ BÁO

 

1.      Thế giới

 

Theo Hiệp hội phân bón Quốc tế (IFA), niên vụ 2015/16, giá nông sản giảm cùng với nền kinh tế của các nước mới phát triển suy yếu sẽ tác động tới nhu cầu phân bón toàn cầu, dự báo sẽ giảm 0,1% xuống còn 183,1 triệu tấn. Đối với phân đạm, nhu cầu tăng 0,1% lên 110,4 triệu tấn, phân lân tăng 0,9% lên 40,8 triệu tấn và phân kali tăng 0,2% lên 31,9 triệu tấn.

 

Bảng 2: Dự báo nhu cầu phân bón tàn cầu

ĐVT: triệu tấn

Niên vụ

Phân đạm (N)

Phân lân (P2O5)

Phân Kali (K2O)

Tổng cộng

2012/2013

108,6

41,4

29,2

179,1

2013/2014

109,9

40,5

30,4

180,7

2014/2015 (ước tính)

110,3

41,1

32,0

183,4

Thay đổi

+0,4%

+1,6%

+5,4%

+1,5%

2015/2016 (dự báo)

110,4

40,8

31,9

183,1

Thay đổi

+0,1%

-0,9%

-0,2%

-0,1%

2016/2017 (dự báo)

112,0

41,6

33,0

186,6

Thay đổi

+1,4%

+2,1%

+3,3%

+1,9%

Nguồn: IFA, tháng 11/2015

 

SQM (Chile) đưa ra dự báo nhu cầu Kali trong năm 2015 sẽ giảm khoảng 10%. Trước đó, Mosaic đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ năm 2015 ở mức 59,1 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2014. PotashCorp cũng đưa ra dự báo nhu cầu ở mức 58-60 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2014. Ngoài ra, do lo ngại về dư cung, PotashCorp đã công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng 500.000 tấn trong quý 4/2015.

 

Theo PotashCorp, tình hình cung cầu axit photphoric trên thị trường thế giới dự kiến sẽ được cân đối trong trung hạn. Các dự báo về nhu cầu Phosphate trong năm 2015 vào khoảng 40 triệu tấn. PotashCorp cũng cho biết, xuất khẩu Phosphate từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong năm 2016 nhờ mức tồn kho thấp tại thị trường Ấn Độ và nhu cầu tăng từ thị trường Brazil. Đến năm 2020, nhu cầu toàn cầu hàng năm có thể lên tới trên 40 triệu tấn.

 

Theo dự báo của CRU, nhu cầu sử dụng phân bón sẽ gia tăng và xu hướng giá tăng trong thời gian tới.

 

Hình 8: Dự báo giá Ure tại một số khu vực

ĐVT: USD/Tấn

Nguồn: CRU

 

2. Việt Nam

 

Thời gian tới, nhu cầu phân bón phục vụ vụ Đông Xuân tăng, tuy nhiên giá phân bón thế giới đang ở mức thấp, nguồn cung dồi dào nên giá phân bón trong nước sẽ không có biến động lớn.

 

VI.             TIÊU ĐIỂM NGÀNH PHÂN BÓN NĂM 2015

 

1.      Ảnh hưởng ban đầu của việc phá giá NDT đến hoạt động xuất nhập khẩu phân bón.

 

Ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) gây cú sốc lớn khi phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) lên 1,9% so với đồng USD để kích thích nền kinh tế. Không dừng lại ở đó, trong hai ngày 12 và 13/8, PBoC tiếp tục phá giá đồng NDT thêm 1,6% và 1,1%. Như vậy, mặc dù đã từng tuyên bố đây là biện pháp “một lần duy nhất” hôm 11/8 nhưng PBoC đã tiếp tục phá giá thêm 2 lần vào 2 ngày tiếp theo. Theo Tân Hoa xã, ngày 13/08 PBoC điều chỉnh tỷ giá đồng NDT xuống mức 6,4010 NDT đổi được 1 USD, giảm 1,1% so với mức 6,3306 NDT đổi 1 USD ngày 12/8.

 

Động thái trên của PBoC được các chuyên gia tin rằng nhằm giúp đỡ hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, khiến hàng hóa cạnh tranh hơn, trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, PBoC vẫn khẳng định đây là động thái ngoại lệ để cải tổ hệ thống tỷ giá.

 

Thế giới

 

Theo trang wsj.com, việc NDT phá giá so với USD sẽ làm giảm chi phí sản xuất Urê và Phosphate so với mức phi phí trung bình toàn cầu.

 

Theo các nhà phân tích tại Bloomberg, sự mất giá của đồng NDT có thể sẽ kích thích thị trường phân bón thế giới. Đồng NDT yếu sẽ giảm áp lực tài chính cho các nhà xuất khẩu phân bón tại Trung Quốc do mặt hàng này được tính theo đồng USD. Trong năm ngoái, xuất khẩu Urê của Trung Quốc chiếm tới 30% giá trị thương mại phân bón toàn cầu.

 

Các nhà sản xuất SOP và Lưu huỳnh tại Canada, Nga và Belarus sẽ tăng tỷ suất lợi nhuận do Trung Quốc đang nhập khẩu các sản phẩm SOP và S chủ yếu từ các thị trường này. Trong khi đó, xuất khẩu phân bón của Trung Quốc trong năm 2015 được dự báo sẽ tăng 10%-15% so với năm 2014, với lượng Urê, DAP và MAP tương ứng khoảng 13,6 triệu tấn, 4,9 triệu tấn và 2,3 triệu tấn. Tại Châu Âu và Úc, giá phân bón Urê và Phosphate được dự báo sẽ giảm trong những tháng tới.

 

Đồng NDT phá giá được dự báo sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của các công ty sản xuất phân bón do những lo ngại về sự giảm giá phân bón trên toàn cầu, tuy nhiên theo Issacson đến từ Scotia Capital Inc, cổ phiếu của Agrium và Mosaic sẽ ít bị ảnh hưởng.

 

Việt Nam

 

Khi đồng đồng nhân dân tệ (NDT) phá giá đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp ngành hóa chất, phân bón làm tăng tính cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc do giá sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn tương đối so với sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có thị trường hoạt động tại các tỉnh phía Bắc, giáp biên giới với Trung Quốc còn phải đối mặt với hàng nhập lậu qua các đường tiểu ngạch.

 

Có 10 ngành bị ảnh hưởng tiêu cực từ quyết định phá giá đồng NDT của Trung Quốc. Trong đó, ngành phân đạm sẽ tăng cung phân bón trên thế giới từ phía nhà sản xuất của Trung Quốc. Trong khi đó, thị trường trong nước có thể ít ảnh hưởng do rào cản kỹ thuật có thể được thiết lập.

 

Đối với các doanh nghiệp ngành hóa chất, về cơ bản, việc nhập khẩu không bị ảnh hưởng nhiều do doanh nghiệp trong nước giờ cũng hạn chế nhập từ Trung Quốc. Việc Trung Quốc phá giá đồng tiền sẽ làm những mặt hàng hóa chất cùng chủng loại của họ có thêm sức cạnh tranh mạnh hơn với hàng của doanh nghiệp Việt. Thị trường hàng tiêu dùng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh.

 

Theo đại diện của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, phân bón ở khu vực phía Nam, trước mắt chưa thể tính hết tác động của việc Trung Quốc phá giá đồng tiền đối với các doanh nghiệp trong ngành. Với lĩnh vực hóa chất và nguyên phụ liệu sản xuất công nghiệp, Trung Quốc vẫn thường phá giá thị trường để gây sức ép với các đối thủ cạnh tranh. Chắc chắn về lâu dài, ngành hóa chất sẽ bị ảnh hưởng từ việc thay đổi tỷ giá của Trung Quốc cũng như cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp khác.

 

Tuy nhiên, theo một số thương nhân Việt Nam cho biết, phá giá đồng NDT và tăng thuế VAT của hàng phân bón Trung Quốc tạm thời chưa ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu phân bón của Việt Nam.

 

Mặc dù thế, NHNN Việt Nam vẫn có những chính sách điều chỉnh tỷ giá để điều tiết thị trường: “Sáng 19/08 NHNN công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD áp dụng cho ngày 19/8/2015 từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD (mức điều chỉnh tăng 1%), đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%. Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.890 VND/USD và biên độ tỷ giá +/-3%, thì tỷ giá trần là 22.547 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.233 VND/USD”.

 

Như vậy, đối với sản xuất phân bón trong nước việc tăng tỷ giá VND/USD có nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp, làm giảm áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khi có tới trên 60-70% lượng phân bón vào Việt Nam được nhập từ Trung Quốc, đang tạo sức ép lên doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN cũng có tác động trái chiều, làm gia tăng giá nguyên nhiên liệu nhập khẩu để sản xuất và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

 

Với việc giá xăng điều chỉnh giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người sản xuất về chi phí đầu vào, tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá đồng VND gần đây đã gây áp lực lên các doanh nghiệp cung ứng xăng dầu do phải chịu thuế nhập ở mức cao.

 

2.      Hiệp định thuế quan đối với ngành phân bón Việt Nam

 

Đối với TPP

 

Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam tăng sản xuất và mở rộng thị trường nông sản ra nước ngoài. Nhận định này được đưa ra dựa trên các các yếu tố Việt Nam là nước có thế mạnh trong nông nghiệp, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sản xuất nông nghiệp được quanh năm, vì vậy, khi TPP được ký kết có thể thúc đẩy đầu tư của các nước tỏng khối vào Việt Nam, tạo cơ hội khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp.

 

Bên cạnh đó, khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0% sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và đặc biệt, do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

 

Đối với ngành phân bón, thì nhiều khả năng ngành không được lợi gì từ TPP, bởi 11 nước trong TPP chỉ đóng góp khoảng 1%-7% giá trị xuất khẩu.

 

Hình 9: TOP 10 mặt hàng xuất khẩu ít được lợi từ TPP

Nguồn: Doanhnhansaigon.vn

 

Đối với FTA

 

Việc ký kết FTA với Liên minh Kinh tế Á Âu (gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) và ký FTA kết Liên minh Hải Quan (gồm Nga- Belarus- Kazakhstan), sẽ có tác động trái chiều đến các nhóm ngành của Việt Nam, trong đó có nhóm ngành hưởng lợi, nhưng cũng có nhóm ngành chịu tác động bởi áp lực cạnh tranh.

 

Nhóm ngành hưởng lợi nhiều nhất gồm có thủy sản, dệt may. Ngược lại phân bón và thép là các ngành có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi áp lực cạnh tranh. Đối với ngành phân bón, Nga là nguồn cung lớn thứ hai (sau Trung Quốc) cho thị trường phân bón Việt Nam, chiếm khoảng 17% kim ngạch nhập khẩu từ Nga. Năm 2014, nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga có tốc độ tăng trưởng nhanh với sản lượng đạt 373 nghìn tấn (tăng 34,2% so với năm 2013) và trị giá 138,3 triệu USD (tăng 13,7% so với năm 2013). Với tình hình dư cung trong nước hiện tại cùng với việc điều chỉnh thuế nhập khẩu về 0% dự báo sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp phân bón trong nước.

 

Theo Nhanhieuviet.

Trở lại      In      Số lần xem: 12074

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD