Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  55
 Số lượt truy cập :  34083348
Thị trường phân bón quý I/2014

Giá urê trên thị trường thế giới tăng giảm trái chiều nhưng chủ yếu vẫn trong xu hướng giảm tại nhiều khu vực. Trong phiên đấu thầu ngày 12/3 của MMTC Ấn Độ có khoảng 800.000 tấn, giáo chào thầu thấp nhất là 317-318,45 USD/Tấn FOB (325-326,75 USD/tấn CFR).

·        Giá phân bón trên thế giới tăng giảm trái chiều nhưng chủ yếu vẫn trong xu hướng giảm

 

·        Tại Việt Nam, các địa phương phía Nam đang thu hoạch vụ Đông Xuân, nhu cầu phân urê thấp trong khi lượng tồn kho lớn đã tác động đến giá giảm

 

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 

1.Diễn biến giá

 

Giá urê trên thị trường thế giới tăng giảm trái chiều nhưng chủ yếu vẫn trong xu hướng giảm tại nhiều khu vực. Trong phiên đấu thầu ngày 12/3 của MMTC Ấn Độ có khoảng 800.000 tấn, giáo chào thầu thấp nhất là 317-318,45 USD/Tấn FOB (325-326,75 USD/tấn CFR).

 

Tại thị trường Trung Quốc , giá urê vẫn tiếp tục ảm đạm, giá vẫn duy trì xu hướng giảm nhẹ ở nhiều địa phương. Nguyên nhân bởi nhu cầu chưa cao trong khi nguồn cung dồi dào (hàng tồn kho nhiều cộng thêm nhiều nhà máy trở lại hoạt động), bên cạnh đó ảnh hưởng từ sự suy giảm giá urê thế giới và giá xuất khẩu. Giá urê xuất khẩu dao động quanh mức 335-337 USD/tấn, FOB.

 

Giá DAP trên thị trường thế giới nhìn chung vẫn ở mức cao bởi nguồn cung thắt chặt. Duy có thị trường Mỹ giá DAP vẫn tiếp tục tăng nhưng chủ yếu trong tình trạng thăm dò. Tại khu vực New Orleans, giá DAP dao động quanh ngưỡng 485 USD/tấn FOB;

 

Tại Trung Quốc, giá DAP nội đại vẫn tiếp tục trong xu hướng giảm nhẹ, giảm khoảng 2,5 NDT/tấn trong ngày 11/3, xuống mức dao động khoảng 2551,25 NDT/tấn.

 

Trước thông tin Nga ngừng vận chuyển bổ sung khí đốt cho Ukraina và có thể tiếp tục ngừng vận chuyển, tuy nhiên thì giá xuất khẩu phân urê tại Ukraina vẫn ổn định, chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi thông tin này.

 
Đồ thị 1: Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới (USD/Tấn)
 

 

2. Nguồn cung - cầu

 

Nga, Ukraina và Romania – ba thị trường xuất khẩu phân urê và amoniac sang Mỹ hàng năm. Trong năm 2013, Nga và Ukraina đã xuất khẩu 750.000-1 triệu tấn amoniac khan sang Mỹ .

 

Tháng 1/2014, không có đơn hàng xuất khẩu amoniac tới Mỹ từ các quốc gia này, có thể là do nhu cầu thấp đối với phân bón trong thời gian này, khi cho đến nay, chưa có hoạt động phân bón nào bị xáo trộn tại Biển Đen như đã được thông báo.

 

Robbert van Batenburg, giám đốc chiến lược thị trường tại công ty môi giới Newedge toàn cầu, cho biết kali, một thành phần phân bón quan trọng, là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của Nga. Sự kết hợp giữa Nga và các nước láng giềng Belarus đã cung cấp 43% tổng nhu cầu phân kali toàn cầu trong năm 2013. Nếu Nga ngừng cung cấp Kali có thể sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu phân Kali.

 

Hiện Mỹ đã xây dựng nhà máy urê mới tại Dakota và mở rộng nhà máy sản xuất urê Solagan với tổng công suất hai nhà máy lên 1,6 triệu tấn/năm. Các nhà máy phân bón urê hợp tác giữa Sonartach OCI và Sorfert Algeria có sản phẩm 1,3 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy ở Bắc Phi và Trung Đông thay thế một loạt công nghệ mới và mở rộng năng suất thêm 2 triệu tấn.

 

Năm 2014, năng lực sản xuất kali đang phát triển mạnh ở Canada,Nga, Belarus, Argentina, Trung Quốc, Jordan, Lào với sản lượng tăng thêm 14 triệu tấn/năm vào năm 2014.

 

III. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

 

1.Diễn biến giá

 

Trong tháng 3, thời điểm các địa phương phía Nam đang thu hoạch vụ Đông Xuân, nhu cầu tiêu thụ phân urê thấp trong khi lượng tồn kho tương đối lớn đã tác động làm giá phân Urê giảm so với tháng 2, bên cạnh đó giá urê trên thị trường thế giới giảm nhẹ do nhu cầu thị trường ở mức thấp đã tác động đến giá.

 

Phân urê phổ biến ở mức từ 8.500 – 8.700 đ/kg tại miền Bắc, giảm 300-400 đ/kg; miền Nam 8.400 – 8.700 đ/kg, giảm 300-450 đ/kg.

 

Phân DAP biến động trong khoảng từ 14.500 – 15.000 đ/kg.

 

Đồ thị 2: Diễn biến phân bón trong nước (đ/kg)

 

 

2. Nguồn cung-cầu

 

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năm 2014 nhu cầu phân bón các loại của cả nước khoảng 11 triệu tấn, tăng 0,7 triệu tấn so năm 2013. Trong đó, nhu cầu phân urê là 2,2 triệu tấn, phân DAP: 900.000 tấn, phân NPK: 4 triệu tấn...

 

Hai tháng đầu năm, sản lượng phân urê đạt khoảng 391,8 nghìn tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ; phân NPK 307,5 nghìn tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ; phân DAP 33,2 nghìn tấn, giảm 31% so với cùng kỳ.

 

Lượng phân bón nhập khẩu về trong hai tháng 488,3 nghìn tấn, trị giá 153,8 triệu USD, giảm 7,5% về lượng và giảm 30,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

 

Ngược lại Việt Nam cũng xuất khẩu 154,6 nghìn tấn trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch 53,7 triệu USD, giảm 26,5% về lượng và giảm 13,7% về trị giá so với 2 tháng năm 2014.

 

Trung Quốc – vẫn là thị trường chính cung cấp nguồn phân bón cho Việt Nam, chiếm trên 50% thị phần, với 249,7 nghìn tấn trong hai tháng, đạt kim ngạch 76,8 triệu USD, tăng 50,68% về lượng và tăng 13,15% về trị giá so với 2 tháng năm 2013.

 

Đồ thị 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu phân bón hai tháng 2014 (%)

 
Theo VINANET.
Trở lại      In      Số lần xem: 1112

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD