Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  66
 Số lượt truy cập :  34074449
Thị trường sữa & sản phẩm sữa năm 2015 và dự báo

+ Sữa bột nguyên kem, 26% chất béo tháng 12/2015, giá 2.125 EUR/tấn, giảm 8,18% so với tháng 11 và giảm 7,1% so với tháng 12/2014. Tính chung năm 2015, sữa bột nguyên kem, 26% chất béo giá trung bình 2,318 EUR/tấn, giảm 25,05% so với năm 2014.

I.                   DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

 

1.                  Giá thế giới

 

Giá sữa tháng 12 tại thị trường châu Âu giảm so với tháng trước. Cụ thể:

 

+ Sữa bột nguyên kem, 26% chất béo tháng 12/2015, giá 2.125 EUR/tấn, giảm 8,18% so với tháng 11 và giảm 7,1% so với tháng 12/2014. Tính chung năm 2015, sữa bột nguyên kem, 26% chất béo giá trung bình 2,318 EUR/tấn, giảm 25,05% so với năm 2014.

 

+ Bơ 82% chất béo, giá tháng 12/2015 là 2.911 EUR/tấn, giảm 1,4% so với tháng 11, tính chung năm 2015 giá trung bình ở mức 2.908 EUR/tấn, giảm 4,3% so với năm 2014.

 

+ Sữa bột tách kem 1,25% chất béo, tháng 12/2015 giá ở mức 1,656 EUR/tấn, giảm 6,37% so với tháng 11, tính chung năm 2015 giá trung bình ở mức 1,822 EUR/tấn, giảm 32,04% so với năm 2014.

 

Hình 1: Diễn biến giá sản phẩm sữa tại thị trường Châu Âu

ĐVT: EUR/tấn

Nguồn:Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp 

 

Giá sữa trên toàn cầu tiếp tục hồi phục, nhưng vẫn thấp hơn so với dự kiến trước đó. Trong phiên đấu giá hai tuần/lần của tập đoàn sữa khổng lồ Fonterra FCG.NZ (New Zealand) hôm 16/12 tăng 1,9%, lên 2.458 USD/tấn. Chỉ số giá sữa tăng ở cả sữa bột nguyên kem và sữa bột tách kem tăng lần lượt 1,8% và 0,2%. Chỉ số giá bơ tăng mạnh, tăng tới 9,0%.

 

Tính chung, năm 2015, giá sữa tại thị trường châu Úc biến động, nếu như giá tăng mạnh nhất tháng đầu tiên của năm 4.200 USD/tấn đối với bơ gầy, 2.210 USD/tấn đối với sữa bột nguyên kem, 2.200 USD/tấn đối với sữa bột tách kem và giảm mạnh nhất vào tháng 8/2015, xuống còn 2.200 USD/tấn đối với bơ gầy, 1.400 USD/tấn đối với sữa bột nguyên kem và 1.300 USD/tấn đối với sữa bột tách kem.

 

Hình 2: Diễn biến giá sữa trung bình tại các phiên đấu giá của Fonterra

ĐVT: USD/tấn

 (Ghi chú:AMF: bơ gầy; WMP: sữa bột nguyên kem; SMP: sữa bột tách kem)

Nguồn: dairy.ahdb.org.uk

 

Như vậy, năm 2015, giá sữa toàn cầu giảm bởi những yếu tố:

 

+ Dư cung toàn cầu, trong khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chủ lực như Trung Quốc suy giảm.

 

+ Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các nước phá giá đồng nội tệ khiến giá hàng hóa đồng loạt giảm.

 

+ Sau khi Châu Âu ra lệnh trừng phạt đối với Nga xung quanh vấn đề Ukraine, do Moscow cũng đã trả đũa lại bằng cách cấm nhập khẩu các sản phẩm từ châu Âu. Trong đó, ngành sữa bị liên đới đầu tiên bởi Nga là một trong những thị trường tiêu thụ sữa lớn nhất của châu Âu, đóng góp 32% pho mát và 24% bơ xuất khẩu cho EU.

 

+ Kể từ đầu tháng 4/2015, EU Chính thức dỡ bỏ hạn ngạch sữa sau 30 năm áp dụng đã tạo ra cơ chế mở cho các hộ nông dân nuôi bò sữa hay các nhà máy sản xuất có thể sản xuất bao nhiêu sữa là tùy vào khả năng. Điều này tạo cơ hội cho các nhà sản xuất sữa thêm việc làm, tăng doanh thu từ sữa dự kiến thêm 1,3 tỷ USD mỗi năm. Nhưng cũng chính vì vậy, lượng cung vượt cầu, trong khi nhiều thị trường nhập khẩu đã tạm ngừng hay giảm số lượng nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của EU.

 

+ Đôla Newzealand giảm mạnh xuống thấp nhất 5 năm so với USD, giao dịch ở 0,673 USD đổi 1 đôla Newzealand (NZD). Giá sữa bị tác động trực tiếp tới đồng Đôla Newzealand do ngành công nghiệp sữa được coi là xương sống của kinh tế nước này, chiếm hơn 25% kim ngạch xuất khẩu.

 

+ Nguồn cung sữa trên thế giới tiếp tục được dự báo sẽ vượt cầu tới 2 tỷ lít vào năm 2018.

 

2.                  Giá trong nước

 

Năm 2015, thị trường sữa trong nước ổn định, không có biến động lớn. Giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi tiếp tục được Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định.

 

Tính đến ngày 30/11/2015, đã có 787 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi được công bố giá tối đa, giá đăng ký, giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các địa phương. Mức giá các sản phẩm đang lưu thông trên thị trường cơ bản ổn định trong 11 tháng đầu năm.

 

Hình 3: Diễn biến giá sữa

 ĐVT: 1.000 đồng/hộp 400 gr

 Nguồn:Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp

 

II.               CUNG – CẦU

 

1.                  Cung

 

1.1          Thế giới

 

Vương quốc Anh

 

Theo nguồn số liệu từ PTF/HMRC, 9 tháng đầu năm 2015, Vương quốc Anh đã xuất khẩu 18.202 tấn phomat Cheddar, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sang châu Âu tăng 50%, đạt 13.230 tấn. Tính riêng tháng 9, xuất khẩu chủng loại này đạt 11.984 tấn, giảm 38 tấn so với tháng 9/2014.

 

Đối với bơ, tháng 9 xuất khẩu 2.617 tấn, tăng 1.498 tấn so với tháng 9/2014, tương đương với 134%. Tính chung 9 tháng 2015, xuất khẩu đạt 2.297 tấn, tăng 14% so với cùng kỳ. Xuất khẩu bơ sang các quốc gia không thuộc khối EU tăng 1.077 tấn, tương đương 107%.

 

Bảng 1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm sữa tạiVương quốc Anh

ĐVT: Tấn

 

Phomat

Tháng 9/2014

12.023

1.119

Tháng 9/2015

11.984

2.617

% thay đổi

-0,3

133,9

9 tháng 2014

99.956

16.287

9 tháng 2015

108.810

18.584

% thay đổi

8,9

14,1

Nguồn: PTF/HMRC

 

EU

 

Dẫn nguồn số liệu từ Eurostat cho biết, 9 tháng 2015, EU đã xuất khẩu 302,8 nghìn tấn sữa bột nguyên kem, tăng 1% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu sang Oman tăng 26%. Tính riêng tháng 9/2015, đã xuất khẩu 36,9 nghìn tấn, tăng 30% so với tháng 9/2014.

 

Đối với sữa bột tách kem, 9 tháng 2015 đã xuất khẩu 527,5 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu sang Ai Cập tiếp tục tăng trưởng. Tính riêng tháng 9/2015, xuất 54,5 nghìn tấn sữa bột tách kem, tăng 7.409 tấn, tương đương 16% so với tháng 9/2014.

 

Xuất khẩu sữa cô đặc đạt 260,5 nghìn tấn trong 9 tháng 2015, tăng 20% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 9 đạt 28,4 nghìn tấn, tăng 7.762 tấn so với tháng 9/2014.

 

Xuất khẩu bơ và dầu bông 9 tháng 2015 đạt 4,8 nghìn tấn, tăng 53% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 9/2015, xuất khẩu chủng loại này đạt 2,9 nghìn tấn, tăng 29% so với tháng 9/2014.

 

Sản lượng phomat xuất khẩu từ EU 9 tháng 2015 đã giảm, xuống còn 417.346 tấn, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 9 xuất khẩu phomat là 51,3 nghìn tấn, giảm 1% so với tháng 9/2014. Sự suy giảm này phần lớn do mất thị trường Nga bởi lệnh cấm nhập khẩu của EU bắt đầu từ tháng 8/2014.

 

Xuất khẩu nước sữa 9 tháng 2015 đạt 400,3 nghìn tấn, tăng 17.956 tấn so với cùng kỳ, tính riêng tháng 9/2015 tăng 2% so với tháng 9/2014.

 

Bảng 2: Tình hình xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của EU 

ĐVT: Tấn

 

Sữa bột nguyên kem

Sữa bột tách kem

Sữa cô đặc

Bơ (bao gồm cả dầu bông)

Phomat

Nước sữa

Tháng 9/2014

28.437

47.136

20.674

10.402

50.952

40.525

Tháng 9/2015

36.934

54.545

28.438

13.383

51.365

41.377

% thay đổi

29,9%

15,7%

37,5%

28,7%

0,8%

2,1%

9 Tháng 2014

300.501

478.744

16.917

103.246

550.696

382.379

9 tháng 2015

302.854

527.521

260.568

139.399

417.346

400.334

% thay đổi

0,8%

10,2%

20,1%

35,0%

-24,2%

4,7%

Nguồn: Eurostat

 

1.2.           Trong nước

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, tháng 11/2015, sản lượng sữa bột khoảng 8,9 nghìn tấn, tăng 9,8% so với tháng trước và sữa tươi là 100,3 triệu lít, tăng 10,5% . Tính lũy kế từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2015, sản lượng sữa bột đạt 86,2 nghìn tấn, tăng 17,3% và sản lượng sữa tươi đạt 991,1 triệu lít, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Hình 4: Sản lượng sữa trong 1 năm

Nguồn:Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp

 

Tháng 8/2015, Cty sữa Vinamilk đã khởi công xây dựng tổ hợp trang trại bò sữa tại Thanh Hóa, với quy mô tối đa có thể đạt 24.000 con bò sữa. Hiện tại Vinamilk cũng đã có 8 trang trại nuôi bò sữa, và liên kết với 8.000 hộ dân có tổng đàn bò sữa lên tới 100.000 con. Hà Nội Milk gần đây cũng đã được Thành phố Hà Nội chấp thuận dự án trang trại nuôi 2.000 con bò sữa. Đây là một bước tiến của Cty nhằm giảm sự phụ thuộc vào sữa nguyên liệu nhập khẩu.

 

2.                  Cầu

 

2.1           Thế giới

 

Nga

 

Lệnh cấm vận thực phẩm do chính phủ Nga thực hiện để đáp trả các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây đã thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp Nga.

 

Tuy nhiên, khối lượng các sản phẩm quan trọng nhất, mà các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân Nga sản xuất vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

 

Trong số các mặt hàng thiết yếu này có sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa trong nước chỉ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu của người dân. Ở Matxcơva, với dân số 18,6 triệu người, nhu cầu về sữa cũng rất lớn. Để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân Matxcơva, phải cần đến lượng sữa từ các khu vực khác trong nước chuyển đến.

 

Dự án đầu tư do Tập đoàn sữa TH True Milk của Việt Nam đề xuất sẽ góp phần thay đổi tình trạng thiếu sữa ở thủ đô Matxcơva, Nga.

 

Australia

 

Các nhà sản xuất sữa Australia đã tăng sản lượng lên tới 4 lần mà vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

 

Tuy nhiên, điều lạ là tình trạng khan sữa tại Australia diễn ra không phải do nhu cầu bất thường từ quốc gia này mà là từ những người tiêu dùng bên kia xích đạo.

 

Tình trạng hiếm gặp này xảy ra là bởi nhu cầu săn lùng, nhập khẩu sữa từ người tiêu dùng đến từ Trung Quốc. Cơn khát sữa của người Trung Quốc bắt đầu từ năm 2008 khi bê bối sữa bẩn tại Trung Quốc có chứa chất melamine khiến 6 trẻ nước này thiệt mạng và hơn 60.000 em phải nhập viện. Tuy nhiên, an toàn thực phẩm chỉ là một phần lý do.

 

Ông Peter Nathan, CEO công ty sữa bột A2, cho biết: “Chính sách hai con của Chính phủ Trung Quốc và Hiệp định Thương mại tự do giữa hai nước đã khiến nhu cầu từ người tiêu dùng Trung Quốc gia tăng trong thời gian gần đây”.

 

Mỗi năm, Trung Quốc lại chào đón thêm từ 15 - 18 triệu công dân mới, điều này đã ngày càng đẩy nhu cầu về sữa lên cao. Trong năm 2014, giá trị của thị trường sữa bột trẻ em lên tới 18 tỷ USD.

 

Thị trường Australia bắt đầu phản ứng với lượng cầu tăng đột biến này. Các siêu thị bắt đầu hạn chế số lượng sữa mỗi người có thể mua.

 

Trung Quốc

 

Nhập khẩu sữa bột tách kem và sữa bột nguyên kem của Trung Quốc đã tăng trở lại mức bình thường, theo báo cáo mới nhất của Ủy ban châu Âu.

 

Tuy nhiên, 8 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu sữa bột tách kem và sữa bột nguyên kem vẫn thấp hơn tương ứng với 55% và 28% so với cùng kỳ năm 2014.

 

Ủy ban châu Âu cho biết, năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu tương đối cao, sau đó sụt giảm vào năm nay. Tuy nhiên, nhập khẩu sữa bột, sữa nước và pho mát tại đây vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Nhập khẩu sữa đặc tại Trung Quốc trong 8 tháng 2015 giảm 32% so với cùng kỳ năm 2014, tính riêng tháng 8 giảm 4% so với tháng 8/2014.

 

Trung bình nhập khẩu 8 tháng 2015 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012 nhưng giảm so với năm 2013.

 

Bên cạnh đó, triển vọng của Ủy ban cũng cho biết sản lượng sữa  cũng như tiêu thụ nội địa của Trung Quốc trong năm nay tăng.

 

Các nước sản xuất dầu

 

Trong báo cáo mới nhất về triển vọng thị trường sữa, Ủy ban châu Âu lo ngại về khả năng các nước sản xuất dầu sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu sữa bột. Hơn nữa, cạnh tranh mạnh mẽ đang diễn ra tại New Zealand.

 

Ngược lại, tại Mỹ mặc dù sản lượng trong nước cao, nhưng nước này vẫn nhập khẩu bơ và phomat để đáp ứng nhu cầu nội địa tăng, nên xuất khẩu suy giảm. Nhu cầu nhập khẩu tại Đông Nam Á, Mexico và Nhật Bản cũng tăng.

 

Ủy ban châu Âu cho biết, nhiều nước đang giảm nhập khẩu, đặc biệt là sữa bột, có thể bởi đã dự trữ được khá nhiều, vì thế sẽ còn tiếp tục giảm nhập khẩu loại sữa này, trong đó bao gồm các nước Đông Nam Á.

 

Tuy nhiên, cũng có thể giá sữa bột tách kem thấp như hiện nay sẽ kích thích việc mua vào.

 

EU

 

Theo nguồn tin từ Eurostat, nhập khẩu sữa bột nguyên kem của EU trong tháng 9/2015, đạt 360 tấn, cao hơn so với cùng tháng năm 2014 là 274 tấn. Tính chung 9 tháng 2015, EU đã nhập khẩu 1.776 tấn sữa bột nguyên kem, tăng so với cùng kỳ năm 2014.

 

Nhập khẩu sữa bột tách kem giảm 277 tấn so với tháng 9/2014, xuống 681 tấn trong tháng 9/2015. Tính chung 9 tháng 2015, EU đã nhập khẩu 2.559 tấn sữa bột tách kem, tăng 489 tấn so với cùng kỳ năm trước.

 

Tháng 9/2015, nhập khẩu bơ và dầu bông 2.253 tấn, giảm 14% so với tháng 9/2014, tính chung 9 tháng 2015, nhập khẩu 17.417 tấn, giảm 57% so với cùng kỳ.

 

Nhập khẩu phomat trong tháng 9/2015,  giảm 23% so với tháng 9 năm 2014, xuống 3.964 tấn, tính chung 9 tháng 2015 giảm 37% so với cùng kỳ, xuống 37.396 tấn.

 

Nhập khẩu nước sữa trong tháng 9/2015 đạt 506 tấn, tăng 2% so với tháng 9/2014, lượng nước sữa nhập khẩu 9 tháng tăng 10%, đạt 5.331 tấn.

 

Bảng 3: Nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của EU tháng 9, 9 tháng 2015

ĐVT: Tấn

 

Sữa bột nguyên kem

Sữa bột tách kem

Bơ (bao gồm cả dầu bông)

Phomat

Nước sữa

Tháng 9/2014

274

957

2.616

5.133

496

Tháng 9/2015

360

681

2.253

3.964

506

% thay đổi

31,5

-28,9

-13,9

-22,8

2,0

9 Tháng 2014

604

2.070

40.820

59.731

5.941

9 tháng 2015

2.381

2.559

17.417

37.396

5.331

% thay đổi

293,9

23,6

-57,3

-37,4

-10,3

Nguồn: Eurostat

 

Vương quốc Anh

 

Theo nguồn số liệu từ PTF/HMRC, 9 tháng 2015, Vương quốc Anh đã nhập khẩu 80.277 tấn phomat Cheddar, tăng 1.237 tấn, tương đương 2% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ Ireland tăng 10.042 tấn, tương đương 17%.Tính riêng tháng 9, đã nhập khẩu 11.148 tấn phomat Cheddar, tăng 4.959 tấn, tương đương 80% so với tháng 9/2014.

 

Nhập khẩu phomat 9 tháng 2015 đạt 1.468 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ. Nhập từ Braxin tăng 3.275 tấn (tăng 19%), trong khi nhập từ Italia giảm 1.137 tấn (giảm 5%). Nhập khẩu phomat nạo/phomat bột tăng 1.038 tấn (tăng 14%). Tính riêng tháng 9, Vương quốc Anh đã nhập 32.125 tấn phomat, tăng 930 tấn, tương đương 3% so với tháng 9/2014.

 

Tháng 9/2015, nhập khẩu khoảng 5.832 tấn bơ, giảm 47 tấn, tương đương 1% so với tháng 9/2014, tính chung 9 tháng 2015, nhập khẩu bơ giảm 2.085 tấn, tương đương 5% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 40.136 tấn. Nhập khẩu từ Ireland tăng 1.920 tấn, tương đương 9%.

 

Bảng 4: Nhập khẩu sữa của Anh tháng 9, 9 tháng 2015

ĐVT: Tấn

 

Phomat Cheddard

Phomat

T9/2014

6.189

31.197

5.879

T9/2015

11.148

32.126

5.832

% thay đổi

80,1%

3,0%

-0,8%

9 tháng 2014

79.040

274.806

42.220

9 tháng 2015

80.277

276.274

40.136

% thay đổi

1,6%

0,5%

-4,9%

Nguồn: PTF/HMRC

 

2.2           Trong nước

 

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 11 tháng 2015, Việt Nam đã nhập khẩu 828,4 triệu USD sữa và sản phẩm sữa, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2014.

New Zealand là thị trường cung cấp chính sữa và sản phẩm sữa cho Việt Nam, chiếm 26% tổng kim ngạch, kế đén là Hoa Kỳ chiếm 16%, Singapore 14%...

 

Hình 5: Cơ cấu thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 11 tháng 2015

Nguồn:Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC tổng hợp

 

III.            DỰ BÁO

 

1. Thế giới

 

Mỹ

 

Theo báo cáo ước tính cung cầu của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng sữa của Mỹ năm 2015 ước tính tăng 208,9 tỷ lb, tăng 0,1 tỷ lb so với báo cáo trước đó do dự báo lượng đàn gia súc gia tăng làm tăng nhanh sản lượng sữa.

 

Nhập khẩu chất béo được dự báo tăng ở cả hai năm 2015 và 2016 trong khi xuất khẩu tiếp tục giảm.

 

Năm 2016, dự kiến giá sữa loại III giảm 0,45 USD/cwt xuống còn 15,00 – 16,00 USD/cwt, giảm 2,5% so với năm 2015. Giá sữa loại IV dự kiến giảm 0,10 USD/cwt xuống 13,60-14,70 USD/cwt, giảm 3,3% so với dự báo năm 2015.

 

Giá sữa năm 2015 dự báo sẽ thấp hơn mức giá của năm 2014, ở trong khoảng 16,80 – 17 USD/cwt, tăng 0,05 USD/cwt so với dự báo tháng trước, nhưng thấp hơn 29,5% so với năm 2014, giá sữa trung bình ở mức 23,98 USD/cwt. Năm 2016, giá sữa dự kiến ở mức 16,10-17,10 USD/cwt, giảm 0,30 USD/cwt.

 

Hình 6: Dự báo giá sữa của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

ĐVT: USD/cwt

Nguồn: attenbabler.com

 

New Zeland

 

Theo dự báo của nhà phân tích Thomas Bailey tại Rabobank, sản lượng sữa của Newzealand sẽ giảm từ 5-10% trong mùa vụ tới. Ngoài ra, ảnh hưởng của El Nino đã gây khô hạn ở phía đông Thái Bình Dương và làm chậm phát triển của đồng cỏ làm sản xuất sữa giảm.

 

Biến động nguồn cung ở Nam bán cầu tập trung vào mùa hè và mùa thu. Nếu cường độ El Nino tại đây thực sự lớn thì có nhiều khả năng gây thiệt hại tới sản lượng

 

Australia

 

Cục trồng trọt Australia dự báo giá sữa trung bình mùa vụ tới sẽ giảm. Niên vụ 2015-16, giá sữa bột nguyên kem trung bình ở mức 2.400 NDT/tấn so với niên vụ 2014-15 là 2.775 USD/tấn.

 

Theo Cục trồng trọt Australia: “Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm sữa trên thế giới được dự báo thấp hơn niên vụ 2015-16 bởi nhu cầu giảm sút từ Trung Quốc và Liên bang Nga”. Mặc dù, Cục trồng trọt Australia cho biết, nhu cầu Trung Quốc hồi phục đáng kể nhờ vào sự suy giảm dự trữ, cơ quan này dự báo nhập khẩu duy trì “mức thấp đáng kể so với mức cao kỷ lục năm 2014 do kết quả tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy giảm, kiềm chế sự gia tăng doanh số bán lẻ sản phẩm sữa”.

 

Trung Quốc

 

Văn phòng Bộ Nông nghiệp Mỹ tại Bắc Kinh lần đầu tiên công bố dự báo nhập khẩu sữa bột của Trung Quốc năm 2016 đạt hơn 400 nghìn tấn, cao hơn mức năm nay -dự báo sẽ đạt 350 nghìn tấn – nhưng giảm 50 nghìn tấn theo ước tính chính thức của  USDA.

 

Cơ quan USDA tại Bắc Kinh cho biết, năm 2016, sản lượng sữa bột sẽ đạt mức 89.000 tấn, mức thấp nhất trong 4 năm.

 

Sản lượng sữa bột của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng, ngay cả khi tiêu thụ duy trì ở mức chậm chạp. Sự gia tăng được thúc đẩy bởi sản lượng sữa nước tăng kỷ lục.

 

Dự báo, năm 2016 tổng sản lượng sữa bột đạt mức 1,5 triệu tấn, bởi sản lượng sữa nước dư thừa khuyến khích các nhà cung cấp chuyển sang chế biến sữa bột.

 

Khu vực phía Bắc – nơi sản xuất sữa chính của Trung Quốc thiếu chuỗi cung ứng làm lạnh tới các khu vực tiêu thụ chính tại phía Nam và phía Đông, điều này đã khuyến kích việc sử dụng sữa bột hoàn nguyên.

 

Dự báo tiêu thụ sữa bột của Trung Quốc năm 2016 sẽ đạt 1,9 triệu tấn, thấp hơn so với ước tính chính thức của USDA năm 2015.

 

Dự báo năm 2016, nhập khẩu sữa bột tách kem của Trung Quốc sẽ đạt 210 nghìn tấn, tăng 10.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn năm 2014 là 253 nghìn tấn.

 

New Zealand và Liên minh châu Âu là nhà xuất khẩu sữa bột tách kem hàng đầu cho Trung Quốc, với tiềm năng của Australia sẽ vượt Mỹ để trở thành vị trí thứ ba nhờ vào hiệp định thương mại tự do vào đầu năm nay giữa Trung Quốc và Australia.

 

2. Trong nước

 

Tới đây khi hiệp định TPP có hiệu lực thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%. Với mức thuế này, hy vọng giá sữa trong nước sẽ giảm theo. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra do chi phí khác như: tiền điện, tiền lương… vẫn tăng nên giá sữa trong nước khó có thể giảm theo.

 

IV.             HIỆP ĐỊNH THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NGÀNH SỮA VIỆT NAM

 

Gia nhập TPP, thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu còn 0%.

 

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới, đặc biệt là tham gia hiệp định TPP sắp tới, để ngành chăn nuôi bò sữa vững bước vào TPP nói riêng và ngành sữa nói chung, nhà nước cần có những quy định cụ thể để minh bạch tiêu chuẩn các loại sữa ở Việt Nam.

 

Theo PGS.TS Hoàng Kim Giao, Hiệp hội Gia súc lớn (Hội Chăn nuôi Việt Nam) cho biết: Tiêu thụ sữa bình quân cho một người trên thế giới là 103,4 lít. Con số này khác nhau ở các khu vực, các nước. Ví dụ ở châu Á là 65,6 lít, châu Âu là 205 lít, châu Đại Dương là 336 lít. Ở nước ta bình quân mới đạt là 18 lít/người/năm, trong đó có 6,1 lít sữa tươi bằng 34% tổng lượng sữa quy đổi tiêu thụ, Trung Quốc là 35 lít, Thái Lan là 25 lít.

 

Một số lợi thế thị trường là: Nhu cầu tiêu dùng sữa ở Việt Nam ngày càng gia tăng những năm gần đây; lực lượng lao động nhiều, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến nhiều và đang dạng; sự đồng tình ủng hộ của chính quyền các cấp và hiệu quả chăn nuôi bò sữa của người dân thời gian qua cao hơn một số lĩnh vực chăn nuôi khác. Đặc biệt, đến thời điểm hiện nay, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta mới đáp ứng được gần 34% nhu cầu về sữa tiêu dùng, 66% còn lại phải nhập nội. Như vậy, thị trường sữa ở nước ta còn rất lớn. Phát triển chăn nuôi bò sữa cung cấp sữa không những cho thị trường trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu cho các nước lân cận như Lào, Campuchia.

 

Tuy nhiên, những vấn đề nhãn tiền mà ngành chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa trong nước đối mặt, theo PGS.TS Hoàng Kim Giao: Điều kiện khí hậu, sinh thái không thuận lợi cho chăn nuôi bò sữa; nước ta không có giống bò sữa tốt, kinh nghiệm, kiến thức về chăn nuôi bò sữa còn thiếu; phần lớn chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phân tán, không chuyên nghiệp, khó quản lý dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chi phí giá thành sản xuất ra một lít sữa của nước ta cao hơn so với Australia, New Zealand, Mỹ. Với thực trạng đó, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng về kinh tế thế giới, “Hiệp định thương mại TPP được ký kết là thách thức rất lớn đối với ngành chăn nuôi bò sữa. Bởi khi đó, các sản phẩm chăn nuôi trong đó có sữa tại các nước có lợi thế như New Zealand, Australia, Mỹ… sẽ được nhập vào nước ta.

 

Theo một nghiên cứu của IFCN (mạng lưới trang trại quốc tế, 2013), chi phí sản xuất sữa trung bình của thế giới ước tính 46 USD/100 kg sữa tươi nguyên liệu, Australia và New Zealand là 35 USD, Mỹ 41,4 USD, châu Âu 40-55 USD… còn ở Việt Nam, tùy điều kiện, sản xuất ra 100 kg sữa tươi chi phí khoảng 42-52 USD.

 

Hơn nữa, sự liên kết giữa những người chăn nuôi bò sữa, giữa các công ty sữa, doanh nghiệp thu mua sữa, chế biến sữa được đánh giá là chưa tốt. Sự chưa rõ ràng, minh bạch trong các tiêu chuẩn sữa, trong tuyên truyền quảng cáo về các sản phẩm sữa đã đưa đến sự hiểu nhầm ở người tiêu thụ…

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh: để vượt qua thách thức khi TPP được ký kết, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp-chăn nuôi, ta sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học – công nghệ… để sản phẩm nông nghiệp của nước ta đủ sức đứng vững trên sân nhà.

 

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TH cho biết, nhìn thực trạng ngành chăn nuôi bò sữa và thị trường sữa của Việt Nam, với hoạt động chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, 3 nước trong TPP là Australia, Mỹ, New Zealand đã đạt tiêu chuẩn cao về an toàn, chất lượng. Các sản phẩm sữa của họ đã và đang được nhập ồ ạt vào Việt Nam phần lớn dưới hình thức sữa bột pha lại (vì dễ vận chuyển, dễ bảo quản, chi phí thấp). Trong bối cảnh đó, chiến lược của Tập đoàn TH là chủ động sản xuất nguyên liệu, thúc đẩy chăn nuôi trong nước, đẩy mạnh thị phần sữa tươi sạch trong nước và hướng tới xuất khẩu.

 

Tuy nhiên, thị trường sữa tươi trong nước đang đối mặt nhiều thách thức khi TPP có hiệu lực. Việc nhập khẩu sữa bột vào Việt Nam sẽ diễn ra theo xu hướng ồ ạt nếu giá xuống thấp và thuế suất về Việt Nam bằng 0. Việc này sẽ phá vỡ xu hướng tiêu dùng sữa hiện nay là hướng tới việc sử dụng sữa tươi (xu hướng tiêu dùng của thế giới). Hơn nữa, việc nhập khẩu sữa tươi sẽ thuận lợi hơn so trước đây. Việc này gây bất lợi cho các thương hiệu sữa tươi trong nước.

 

Thực tế, đối với sản phẩm sữa tươi nhập khẩu thì người tiêu dùng luôn tin rằng sản phẩm đó thực sự là 100% sữa tươi, trong khi đối với sữa dạng lỏng trong nước thì đang có sự nhập nhằng giữa sữa tươi pha lại với sữa tươi do những quy định hiện hành (thông tư 30 về tiêu chuẩn sữa). Điều này làm mất lợi thế chính đáng của sữa tươi trong nước ngay tại sân nhà và tạo thêm lợi thế cho hàng nhập khẩu.

 

Về điểm này, TS.Nguyễn Thị Thu Hằng (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) chỉ rõ: Tại Việt Nam đang sử dụng sữa hoàn nguyên là chủ yếu vì sữa tươi chỉ mới đáp ứng được khoảng 28% nhu cầu. Sữa hoàn nguyên giá rẻ hơn nhưng thực tế giá sữa hoàn nguyên bán trên thị trường thấp hơn sữa tươi không đáng kể. Một nguyên nhân quan trọng là quy định ghi nhãn sữa không chặt chẽ. Thị trường chưa minh bạch nên người tiêu dùng còn chịu thiệt.

 

Theo Nhanhieuviet.

Trở lại      In      Số lần xem: 14743

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD