Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  34091002
Thị trường thực phẩm năm 2014 và dự báo

Thịt lợn: trong tháng 12, tại Miền Bắc giá thịt lợn tương đối ổn định, lợn hơi khoảng 47.000 - 48.000 đồng/kg, thịt lợn thăn 100.000đ/kg, thịt lợn mông sấn 80.000đ/kg, thịt ba chỉ 85.000đ/kg; tại các tỉnh phía Nam tháng 12 giá lợn hơi tiếp tục giảm, còn ở mức 46.000-48.000 đồng/kg.

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

 

1. Thịt

 

Diễn biến giá

 

Thịt lợn: trong tháng 12, tại Miền Bắc giá thịt lợn tương đối ổn định, lợn hơi khoảng 47.000 - 48.000 đồng/kg, thịt lợn thăn 100.000đ/kg, thịt lợn mông sấn 80.000đ/kg, thịt ba chỉ 85.000đ/kg; tại các tỉnh phía Nam tháng 12 giá lợn hơi tiếp tục giảm, còn ở mức 46.000-48.000 đồng/kg (giảm khoảng 10.000đ/kg so với đầu tháng 10), thịt lợn thăn khoảng 100.000 đ/kg, thịt mông sấn 85.000đ/kg, thịt ba chỉ 95.000đ/kg, nguyên nhân do nguồn cung dồi dào và ảnh hưởng của thông tin thịt lợn nhiễm chất cấm, bị bơm nước trước khi giết mổ.

 

Tính chung trong cả năm 2014, giá thịt lợn tại miền Bắc biến động không nhiều, tuy nhiên vào mùa thu thời tiết mát mẻ, nhu cầu tiêu thụ có tăng hơn mùa hè, giá có tăng chút nhưng do nguồn cung tương đối ổn định nên giá ít biến động; còn tại phía Nam, lợn hơi tại Đông Nam Bộ bắt đầu phục hồi từ tháng 8/2013 và sau đó liên tục duy trì ở mức cao, đạt trên 50.000 đồng/kg trong suốt giai đoạn từ tháng 3 cho tới tháng 10/2014, qua đó thúc đẩy người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Giá lợn hơi vào thời điểm đầu tháng 10/2014 tăng lên tới 57.000 đồng/kg, cao nhất trong 7 năm qua, nhưng đến cuối tháng 11 còn 47.000 đồng/kg. Tính trung bình cả năm 2014 giá lợn hơi ở mức 50.000đ/kg.

 

Đồ thị 1: Giá thịt lợn, gà, vịt tại vùng Đông Nam Bộ năm 2014

Nguồn:channuoivietnam.com

Bảng 1: Thị trường cung cấp thịt lợn cho Việt Nam  9 tháng năm 2014

Thị trường

Số lô

Lượng (tấn)

Tỉ lệ (%)

Giá trị (USD)

Tỉ lệ (%)

Tây Ban Nha

42

625

26,6

1.349.158

29,3

Canada

 

23

575

24,5

1.286.781

28,0

Mỹ

26

390

16,6

784.289

17,1

Đức

9

280

11,9

216.198

4,7

Đan Mạch

10

264

11,2

678.267

14,8

Pháp

5

97

4,1

97.098

2,1

Ba Lan

3

55

2,3

67.140

1,5

Úc

2

39

1,7

75.655

1,6

Anh

1

25

1,1

41.500

0,9

Tổng cộng

121

2.350

100,0

4.596.086

100,0

Nguồn: Tổng hợp từ TCHQ

 

Thịt bò: Giá thịt bò trong tháng 12 tương đối ổn định, tại Miền Bắc giá phổ biến khoảng 250.000-260.000 đồng/kg; Miền Nam giá phổ biến khoảng 250.000-265.000 đồng/kg. Tính chung trong cả năm 2014, giá thịt bò tại phía Bắc vẫn cao hơn giá tại các tỉnh phía Nam, giá tăng mạnh vào thời điểm Tết Nguyên đán tháng 2/2014, sau đó lại ổn định trở lại.

 

Sản phẩm thịt bò trong nước hiện cũng đang phải cạnh tranh mạnh với thịt bò nhập từ Úc. Hiện thịt bò Úc đã chiếm từ 70 - 80% thị phần tại thị trường TP.HCM, với giá nhập khẩu khoảng 3USD/kg bò hơi (tương đương 60.000 đồng/kg), trong khi bò Việt (bò hơi) có giá bán cao hơn, từ 70.000 – 75.000 đồng/kg. Ước tính của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, trong năm 2014 nước ta sẽ nhập khẩu khoảng 150.000 con bò Úc, cao gấp 2,24 lần năm 2013.

 

Đồ thị 2: Giá thịt bò thăn tại một số tỉnh năm 2014 (VNĐ/kg)

Nguồn: channuoivietnam.com

 

Thịt gà: Việc thịt gà ngoại tràn ngập thị trường đã khiến giá thịt gà trong nước liên tục giảm sâu từ đầu tháng 12. Giá gà lông trắng bắt tại chuồng tại các tỉnh phía Nam chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg, giảm hơn 6.000 đồng/kg so với đầu tháng 11. Với mức giá này, người nuôi đang lỗ từ 3.000 – 5.000 đồng/kg.

 

Tương tự, gà lông màu, gà Tam hoàng vốn được xem là thế mạnh của ngành chăn nuôi Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh mạnh với gà ngoại, rớt giá thê thảm. Tại tỉnh Đồng Nai từ đầu tháng 12, giá gà lông màu liên tục giảm, từ 48.000 đồng/kg xuống chỉ còn 38.000 đồng/kg. Người nông dân lo lắng càng về cuối năm, thịt ngoại nhập về càng nhiều, giá gà trong nước sẽ còn tiếp tục giảm.

 

Tại các tỉnh phía Bắc, giá thịt gà ổn định, gà ta làm sẵn phổ biến ở mức 110.000-115.000 đồng/kg; gà công nghiệp làm sẵn ở mức 55.000-60.000 đồng/kg.

 

Tính chung trong cả năm 2014, giá thịt gà tại các tỉnh miền Nam biến động mạnh, giá bắt đầu giảm từ tháng 2/2014, đến giữa tháng 3 xuống mức thấp nhất khoảng 23.000-24.000đ/kg gà lông màu, sau đó tăng dần, đạt đỉnh điểm vào đầu tháng 6 ở mức 46.000-47.000đ/kg, sau đó tăng giảm thất thường đến tháng 12 còn 38.000đ/kg. 

 

Càng gần đến cuối năm, thịt ngoại nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Đặc biệt là mấy tháng qua, với việc Nga cấm nhập khẩu thịt từ Mỹ, EU, khiến các nhà xuất khẩu chuyển sang Việt Nam như một thị trường đầy tiềm năng. Với ưu thế về chất lượng, giá cả, thịt ngoại đang dần lấn át thịt nội. Mặc dù phải chịu thuế nhập khẩu nhưng nhiều loại thịt ngoại nhập đang có giá rẻ hơn cả thịt nội. Cụ thể, giá gà công nghiệp trong nước (nguyên con làm sẵn) đang ở mức 40.000 – 45.000 đồng/kg, trong khi thịt gà nhập về chỉ 35.000 đồng/kg.

 

Đặc biệt, càng về dịp cuối năm, lượng thịt ngoại nhập về càng gia tăng, phục vụ dịp giáng sinh, tết... Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu chính ngạch hơn 2.350 tấn thịt các loại, trị giá 4,6 triệu USD, nhập nhiều nhất vẫn từ Mỹ, châu Âu. Theo cơ quan Thú y Vùng VI, nơi kiểm soát phần lớn thịt nhập khẩu về Việt Nam thì trong 10 tháng qua, cơ quan này đã kiểm dịch hơn 87.300 tấn sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu, tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, các sản phẩm truyền thống như thịt gà đông lạnh cùng phụ phẩm (cánh, chân, tim, mề…) vẫn chiếm nhiều nhất với gần 57.000 tấn (tăng 64,3%). Tuy nhiên, năm nay thịt lợn đông lạnh và phụ phẩm (chân giò, tim, gan…) nhập về tăng đột biến, hơn 135% với gần 3.700 tấn và xương (bò, lợn, gà) nhập 2.667 tấn, tăng hơn 300%. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhập cả thực phẩm đông lạnh từ vịt, bồ câu (210 tấn) mà năm 2013 chưa hề nhập.

 

Theo các nhà nhập khẩu, sở dĩ giá thịt ngoại rẻ hơn thịt nội là do các sản phẩm như đùi gà, cánh gà, chân gà hay tim, phín, lưỡi bò… là phụ phẩm ở nước ngoài, nhưng lại là những sản phẩm “đặc sản” đối với người dân Việt Nam. Thị trường tiêu thụ tốt, giá cả cạnh tranh, khiến các nhà xuất khẩu đã tìm đến nước ta như một thị trường mới, đầy tiềm năng.

 

Bảng 2. Thị trường cung cấp thịt gà cho Việt Nam 9 tháng năm 2014

Thị trường

Số lô

Lượng (tấn)

Tỉ lệ (%)

Giá trị (USD)

Tỉ lệ (%)

Mỹ

918

38.141

55,5

41.598.118

57,1

Braxin

427

11.853

17,2

17.567.221

24,1

Hàn Quốc

302

8.458

12,3

7.228.947

9,9

Ucraina

58

2.349

3,4

1.159.633

1,6

Iran

 

46

2.097

3,1

1.547.141

2,1

Ba Lan

14

2.018

2,9

956.586

1,3

Colombia

 

12

679

1,0

138.362

0,2

Nga

24

617

0,9

389.784

0,5

Malaysia

 

4

612

0,9

122.465

0,2

Pakistan

 

14

440

0,6

438.862

0,6

Ý

14

348

0,5

236.697

0,3

Bỉ

8

215

0,3

157.603

0,2

Đức

4

200

0,3

320.000

0,4

Pháp

85

144

0,2

555.795

0,8

Lithuania

 

5

126

0,2

94.551

0,1

Morocco

 

7

115

0,2

68.489

0,1

Tây Ban Nha

4

102

0,1

79.612

0,1

Tunisia

 

2

56

0,1

38.087

0,1

Trung Quốc

2

54

0,1

26.648

0,0

Anh

2

50

0,1

29.440

0,0

Úc

1

28

0,0

31.104

0,8

Ấn Độ

1

27

0,0

13.235

0,0

Ai Len

1

25

0,0

10.080

0,0

Tổng cộng

1.982

68.755

100,0

72.808.460

100,0

Nguồn: Tổng hợp từ TCHQ

 

Nguồn cung thịt các loại

 

Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tính đến tháng 11/2014, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu con, giảm 1,9% so với cùng thời điểm năm 2013, chủ yếu giảm ở các tỉnh vùng đồng bằng và trung du. Đàn bò có 5,2 triệu con, tăng 1,4% do chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò được triển khai ở nhiều địa phương và giá thịt bò hơi ổn định, người chăn nuôi có lãi (Đàn bò sữa có 217,7 nghìn con, tăng 16,8%). Đàn lợn cả nước có 26,82 triệu con, tăng 2,13% so với cùng thời điểm năm trước, chủ yếu do dịch bệnh được khống chế, giá thức ăn và chi phí đầu vào ổn định. Đàn gia cầm cả nước có 328,1 triệu con, tăng 4,6%, trong đó đàn gà 243 triệu con, tăng 4,7%. Xu hướng chăn nuôi lợn đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, cho hiệu quả thấp sang hình thức gia trại, trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

Bảng 3: Kế hoạch chăn nuôi lợn năm 2015

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện năm 2013

Ước năm 2014

Dự kiến năm 2015

So sánh năm 2014/2015

Tổng đàn lợn

triệu con

26,3

26,5

26,7

100,8

Đàn lợn nái

nghìn con

3.916,0

3.942,3

3.970,6

100,7

Tỷ lệ nái ngoại

%

19,8

20,4

22,4

109,8

Đàn lợn thịt xuất chuồng

Triệu con

48,0

48,2

48,5

100,6

Trọng lượng thịt xuất chuồng

kg/con

67,0

68,2

68,9

101,0

Tỷ lệ lợn lai, ngoại

%

92,0

92,2

92,4

100,2

Thịt lợn

nghìn tấn

3.217,9

3.285,8

3.340,3

101,7

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp

nghìn tấn

13.813,0

14.704,0

15.622,0

106,2

 

2. Rau củ

 

Giá rau xanh ở các chợ của Hà Nội lại tăng cao do thời tiết rét buốt về đêm làm rau táp, lên chậm, thậm chí bị dập nát, nguồn cung rau giảm dẫn đến rau tăng giá. Tại các chợ đầu mối như Long Biên, chợ Xanh hay chợ truyền thống, các siêu thị lớn, hiện giá các loại rau đều tăng mạnh, trung bình tăng gấp 1,5 hoặc gấp 2 lần so với đầu tháng.

 

Cụ thể, rau cải, cải cúc, mùng tơi tăng lên 4.000 - 5.000 đồng/mớ; giá su hào 6.000 đến 8.000 đồng/củ; cải thảo, bắp cải bán ra với giá 8.000 đồng đến 10.000 đồng/kg; rau ngót 4.000 đồng đến 5.000 đồng/mớ, cà chua 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, rau muống từ 6.000 đồng đến 7.000 đồng/mớ, cà rốt, khoai tây các loại cũng đều tăng từ 1,5 đến 2 lần so với trước.

 

3. Thủy sản

 

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng 11 ước tính đạt 264 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 191,5nghìn tấn, tăng 0,3%; tôm đạt 56,3 nghìn tấn, tăng 7%. Nuôi cá tra có chiều hướng thuận lợi do doanh nghiệp tăng cường thu mua cá tra nguyên liệu chuẩn bị hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên giá cá tra tăng nhẹ. Tuy nhiên, sản lượng cá tra thu hoạch trong tháng ở hầu hết các tỉnh trọng điểm vẫn giảm do khó khăn từ những tháng trước đó dẫn đến diện tích nuôi bị thu hẹp. Một số địa phương có sản lượng cá tra giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Bến Tre đạt 9,5 nghìn tấn, giảm 28,8%; Vĩnh Long đạt 4 nghìn tấn, giảm 18%; Cần Thơ đạt 9,5 nghìn tấn, giảm 9,5%. Trong khi đó, nuôi trồng tôm tại các địa phương phát triển khá ổn định do tôm được giá và nhiều hộ quay trở lại nuôi tôm sú. Một số địa phương có sản lượng tôm sú tăng cao: Bạc Liêu đạt 6 nghìn tấn, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2013; Trà Vinh đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 67,8%.

 

Khai thác thủy sản trong tháng 11 đạt khá do thời tiết biển thuận lợi, giá một số loại thủy sản tăng nên ngư dân tăng cường ra khơi bám biển. Sản lượng thủy sản trong tháng 11 ước tính đạt 207,4 nghìn tấn, tăng 13,1% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác biển đạt 191 nghìn tấn, tăng 14,6%. Tính chung 11 tháng năm nay, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 5736,9 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 3043,8 nghìn tấn, tăng 4,5%; thủy sản khai thác đạt 2693,1 nghìn tấn, tăng 5,1%.

 

4. Gạo

 

Tính đến trung tuần tháng 11, cả nước đã thu hoạch được 1383,1 nghìn ha lúa mùa, bằng 93,8% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc thu hoạch được 1169,1 nghìn ha, chiếm 98,9% diện tích gieo cấy và đạt xấp xỉ cùng kỳ năm 2013; các địa phương phía Nam thu hoạch được 214 nghìn ha, bằng 70,4%.

 

Tại các tỉnh phía Bắc, mặc dù diện tích gieo cấy lúa mùa giảm nhẹ so với vụ mùa trước nhưng do thời tiết và điều kiện canh tác thuận lợi nên năng suất và sản lượng của các địa phương đều tăng. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa mùa các địa phương phía Bắc đạt 49,9 tạ/ha, tăng 2,4 tạ/ha; sản lượng đạt xấp xỉ 5,9 triệu tấn, tăng 269,3 nghìn tấn so với vụ mùa 2013. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, năng suất lúa mùa đạt 55 tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha; sản lượng đạt 3,1 triệu tấn, tăng 137,4 nghìn tấn. Ở phía Nam, lúa mùa đang phát triển tốt, ước tính năng suất tăng từ 0,5 đến 1 tạ/ha.

 

Đến trung tuần tháng 11, các địa phương phía Nam gieo sạ được 203,4 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 128,5% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gieo cấy 197 nghìn ha, bằng 126%. Diện tích gieo cấy lúa đông xuân tăng khá chủ yếu do thời tiết thuận lợi và một số địa phương thực hiện chuyển đổi diện tích gieo trồng vụ hè thu sang gieo trồng vụ đông xuân sớm.

 

Giá thóc, gạo tẻ thường tháng 12/2014 tại miền Bắc tiếp tục ổn định so với tháng 11/2014, thóc tẻ thường dao động phổ biến ở mức 6.000-6.500 đồng/kg, một số loại thóc chất lượng cao hơn giá phổ biến ở mức 7.500 – 8.500 đồng/kg; giá gạo tẻ thường dao động ở mức 8.000-13.000 đồng/kg.

 

Tại miền Nam, giá lúa, gạo thành phẩm xuất khẩu tháng 12/2014 giảm so với tháng 11/2014, cụ thể: giá lúa dao động ở mức 5.300-5.750 đồng/kg, giảm khoảng 125 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá trong khoảng 8.350-8.950 đồng/kg, giảm khoảng 100-500 đồng/kg; loại 25% tấm giá ở mức 7.600-8.050 đồng/kg, giảm khoảng 50-350 đồng/kg.

 

Nguyên nhân là do nguồn cung khá lớn trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo thấp đã tác động làm giảm giá chào bán gạo thế giới và giá thóc, gạo trong nước.

 

5. Bia, nước giải khát

 

Giá bia, nước giải khát trên thị trường đang có xu hướng tăng, bia 333 giá 215.000-220.000 đồng/thùng (tăng 15.000-20.000 đồng/thùng), bia Tiger từ 280.000 đồng tăng lên 287.000-293.000 đồng/thùng. Các loại khác như Heineken vẫn ở mức 358.000-360.000 đồng/thùng, bia Sapporo 387.000 đồng/thùng.

 

Trong khi đó, tại một số siêu thị giá bia các loại cũng sát với giá thị trường. Bia Tiger Xuân 293.000 đồng/thùng, bia 333 giá 228.000 đồng/thùng, bia Sapporo 364.000 đồng, bia Heineken Xuân giá 367.000 đồng/thùng…

 

Nguyên nhân các nhà máy tăng giá do lạm phát, trượt giá, nguyên liệu đầu vào tăng, hơn nữa sắp đến Noel, tết Tây nhu cầu tiêu thụ nhiều nên giá tăng.

 

6. Muối

 

Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối, sản lượng muối, do điều kiện thời tiết thuận lợi ở các vùng sản xuất muối khu vực miền trung nên sản lượng muối 11 tháng năm 2014 đạt cao, ước sản lượng đạt khoảng 1,18 triệu tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ 2013. Trong đó: Muối sản xuất thủ công đạt 815.921 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ 2013; muối sản xuất công nghiệp đạt 361.833 tấn, tăng 30,8% so với cùng kỳ 2013.

 

Diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.814 ha, tăng 625 ha so với cùng kỳ 2013, trong đó: Diện tích muối thủ công đạt 11.175 ha; diện tích muối công nghiệp đạt 3.639 ha..

 

Trong khi đó, lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 200.399 tấn, trong đó: Miền Bắc tồn 27.595 tấn; Miền Trung tồn 135.366 tấn; Đồng bằng sông Cửu Long tồn 37.438 tấn.

 

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy giá trị nhập khẩu muối trong tháng 11 ước đạt 2 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2014 lên 19 triệu USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.

 

Đáng chú ý, giá muối ổn định và giữ ở mức hợp lý, cụ thể: Miền Bắc từ 1.300 - 2.500 đồng/kg; Nam Trung Bộ: Muối thủ công từ 600 – 1.100 đồng/kg, muối công nghiệp từ 850 – 1.100 đồng/kg; Đồng bằng sông Cửu Long từ 1.000 – 1.700 đồng/kg.

 

II. DỰ BÁO

 

Theo nhận định của các chuyên gia về nguồn cung sản phẩm thịt cho thị trường Tết sắp tới, sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi ở 3 miền tương đối cân bằng.  Nguồn cung thực phẩm chăn nuôi phục vụ Tết Ất Mùi 2015 được dự đoán là dồi dào.Với xu thế này, từ nay đến Tết Nguyên đán, thị trường sẽ không lo thiếu thịt, nguồn thực phẩm đã được các trang trại chăn nuôi, các DN chế biến dự trữ dồi dào và nguồn hàng lớn từ chương trình bình ổn thị trường, sức mua không tăng, giá có xu hướng giảm. Giá những loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng Tết như thịt lợn, gà, trứng, các loại rau củ sẽ giữ ở mức ổn định, thậm chí còn giảm so với hiện nay.

 

Tuy nhiên, chỉ có sản phẩm thịt bò, do nguồn cung trong nước không đủ nên sẽ có sự tăng giá mạnh. Dự kiến năm nay, sản lượng thịt bò nhập khẩu đạt khoảng 39.000 tấn, tăng khoảng 20 – 25% so với năm ngoái, với trị giá 300 triệu USD.

 

Việc các loại thịt ngoại nhập khẩu ngày càng nhiều vào nước ta chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chăn nuôi nông hộ, do chất lượng thịt ngoại rất cạnh tranh, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, dự báo từ nay đến cuối năm, giá cả các mặt hàng thực phẩm sẽ giữ ở mức ổn định chứ khó giảm thêm. Ngoài ra, phần đông người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý ăn thịt tươi nóng (gia súc, gia cầm nuôi và giết mổ trong nước) chứ ít dùng thịt đông lạnh, riêng với thịt gà, hầu hết vẫn dùng gà lông màu, còn gà lông trắng chủ yếu dùng sản xuất thức ăn nhanh.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1259

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD