Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33464145
Thiết bị cảm biến cho phép tưới hiệu quả, kiểm soát tăng trưởng thực vật

Khi quy định sử dụng nước và các dòng chảy trở nên nghiêm ngặt hơn và những lo ngại về suy giảm nguồn nước đang trở thành một vấn đề được quan tâm, việc tìm ra cách để tăng hiệu quả sử dụng nước cho trồng trọt là rất quan trọng. Một nghiên cứu mới có thể giúp người trồng giải quyết được mối quan tâm về quản lý và chi phí.

Khi quy định sử dụng nước và các dòng chảy trở nên nghiêm ngặt hơn và những lo ngại về suy giảm nguồn nước đang trở thành một vấn đề được quan tâm, việc tìm ra cách để tăng hiệu quả sử dụng nước cho trồng trọt là rất quan trọng. Một nghiên cứu mới có thể giúp người trồng giải quyết được mối quan tâm về quản lý và chi phí.

 

 Amanda Bayer, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích rằng biện pháp quản lý cây trồng tốt nhất (BMPs) thường xuyên được áp dụng để tiết kiệm nước, nhưng BMPs không tính đến nhu cầu nước của cây trồng. Các thiết bị cảm biến độ ẩm đất có thể được sử dụng cùng với hệ thống tưới tiêu tự động để tưới khi lượng nước bề mặt lớp nền giảm xuống dưới một ngưỡng quy định, cho phép kiểm soát tưới chính xác và tiết kiệm nước được cải thiện so với biện pháp tưới truyền thống, Bayer cho biết. Bayer và các đồng nghiệp gồm: Imran Mahbub, Matthew Chappell, John Ruter, và Marc van Iersel từ Khoa Trồng trọt tại Đại học Georgia đã công bố kết quả nghiên cứu của họ trong tạp chí HortScience, số tháng 8/2013.
 
Họ xây dựng một dự án để định lượng sự phát triển của “Panama đỏ” Hibiscus acetosella (phù dung lá đỏ) phản ứng với các ngưỡng khác nhau về lượng nước trong đất, Bayer giải thích.

Nhóm nghiên cứu thực hiện các thí nghiệm trong nhà kính và tại mảnh vườn ươm ngoài trời sử dụng cảm biến độ ẩm đất để duy trì hàm lượng nước trong đất ở trên các mức ngưỡng cụ thể. Nghiên cứu hiệu ứng nhà kính đã được tiến hành tại Đại học Georgia ở Athens, các nghiên cứu tại vườn ươm được thực hiện tại Trại trồng trọt của trường Đại học Georgia ở Watkinsville và tại khuôn viên Tifton, trường Đại học Georgia. Bayer giải thích rằng các nghiên cứu đã được tiến hành trong hai khu vực trồng khắc nghiệt của Bộ Nông nghiệp Mỹ (Tifton 8b, Watkinsville 8a) để so sánh phản ứng của cây trồng trong điều kiện môi trường khác nhau.

Họ thấy rằng tốc độ tăng trưởng của cây đã tăng lên khi tăng ngưỡng của lượng nước trong đất ở cả hai điều kiện thiết lập tại vườn ươm và nhà kính. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng tác động của ngưỡng hàm lượng nước nền đến trọng lượng khô, chiều cao của cây, và độ rắn chắc cho thấy các vườn ươm thương mại có thể sử dụng hệ thống tưới tiêu kiểm soát bằng cảm biến để kiểm soát tăng trưởng cho cây, và có khả năng làm giảm sự cần thiết phải xén tỉa cây. Bayer nói thêm rằng, cùng với hiệu quả giảm sử dụng nước và kiểm soát tăng trưởng của cây trồng, tưới sử dụng kiểm soát bằng cảm biến đất sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, có thể làm giảm rò rỉ, cho phép cắt giảm lượng phân bón sử dụng.
 
TK - Mard, Theo sciencenews.
Trở lại      In      Số lần xem: 1162

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD