Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33460842
Thiết lập quy trình tái sinh cây in vitro và khảo sát khả năng chuyển nạp gien vào cây cà chua (Lycopersicon esculentum) thông qua Agrobacterium Tumefaciens

Cây cà chua có nguồn gốc từ Châu Mỹ và phổ biến ra toàn thế giới từ sau thế kỉ 16, Với khả năng thích ứng cao cà chua gần như được trồng ở mọi nơi trên thế giới và mang lại giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu do nhóm các tác giả Bùi Cách Tuyến (Bộ Tài nguyên  và Môi trường ), Nguyễn Xuân Tuấn và các cộng sự (Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, ĐH Nông Lâm TP. HCM) cùng thực hiện, với mục đích nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp sau để cải thiện năng suất, tăng sản lượng và tính chống chịu trên cây cà chua.

Cây cà chua có nguồn gốc từ Châu Mỹ và phổ biến ra toàn thế giới từ sau thế kỉ 16, Với khả năng thích ứng cao cà chua gần như được trồng ở mọi nơi trên thế giới và mang lại giá trị kinh tế cao.

 

 

Nghiên cứu do nhóm các tác giả Bùi Cách Tuyến (Bộ Tài nguyên  và Môi trường ), Nguyễn Xuân Tuấn và các cộng sự (Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, ĐH Nông Lâm TP. HCM) cùng thực hiện, với mục đích nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp sau để cải thiện năng suất, tăng sản lượng và tính chống chịu trên cây cà chua.

 

Nghiên cứu được tiến hành trên hai giống cà chua (F1Fn576 và Nicola F1NT538) được cung cấp bởi Công ty Giống Trang Nông. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chồi tái sinh từ callus (thể chai) của đoạn thân mầm và lá được điều khiển bởi sự kết hợp giữa nồng độ kinetin và giống. Quy trình tốt nhất để tái sinh chồi được ghi nhận trên giống cà chua F1Fn576 và môi trường MS bổ sung 1 mg/l kinetin + 1 mg/l IAA. Với mẫu lá tỉ lệ mẫu tạo chồi đạt 78,8% và 4 chồi/mẫu, còn trên mẫu thân mầm tỉ lệ này đạt 37,77% và 0,24 chồi/mẫu (ghi nhận sau 4 tuần nuôi cấy). Môi trường hiệu quả cho việc nhân chồi ở đoạn thân mầm sau 4 tuần quan sát là MS + 1 mg/l BA (2,2 chồi/cụm chồi, đạt chiều dài chồi 3,13 cm). Các chồi khỏe được đem tạo rễ trên môi trường MS đạt 27 rễ/mẫu và chiều dài rễ đạt 3,49 cm. Chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens GV3580 mang plasmit pGII0229 được sử dụng để chuyển vào cây cà chua. Bước đầu ghi nhận kết quả biểu hiện của gien gusA được chuyển vào hệ gien của cây, hiệu quả chuyển gien đạt 100% ở lá và 71% ở đoạn thân mầm khi ủ trong dịch khuẩn với thời gian là 15 phút, nồng độ axetosyringon là 100mM. Kết quả in vitro trên môi trường chọn lọc các mẫu cà chua lây nhiễm vi khuẩn đã thu được 2 dòng cà chua in vitro có khả năng sống được trong môi trường chọn lọc với PPT. Và kết quả PCR từ mẫu lá 2 dòng này đã xác nhận sự có mặt của gien bar trong bộ gien của cây cà chua.

Chà My - Canthostnews.

Trở lại      In      Số lần xem: 1906

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD