Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33465511
Thực vật biến đổi năng lượng ở tốc độ nhanh như chớp

Một cách mới để đo lượng ánh sáng mà cây có thể chịu được có thể hữu ích trong việc trồng những loại cây có khả năng chống chịu trước sự biến đổi khí hậu, đó là kết luận của các khoa học gia đến từ Trường Đại học Queen Mary (Luân Đôn). “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể định lượng khả năng tự bảo vệ mình của cây trước cường độ ánh sáng cao”, giáo sư Alexander Ruban cho biết.

Một cách mới để đo lượng ánh sáng mà cây có thể chịu được có thể hữu ích trong việc trồng những loại cây có khả năng chống chịu trước sự biến đổi khí hậu, đó là kết luận của các khoa học gia đến từ Trường Đại học Queen Mary (Luân Đôn).

 

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể định lượng khả năng tự bảo vệ mình của cây trước cường độ ánh sáng cao”, giáo sư Alexander Ruban cho biết.

Giáo sư Ruban cho biết thêm: “Khí hậu biến đổi sẽ dẫn đến những dao động về nhiệt độ, độ ẩm, hạn hán và ánh sáng. Việc biết được những giới hạn về lượng ánh sáng mặt trời mà cây có thể chịu được sẽ là những thông tin có giá trị cho các bác nông dân hoặc những người trồng các loại cây mới”.

Các khoa học gia đã cho thấy 1 phương pháp mới lạ có thể giúp họ liên đới khả năng bảo vệ khỏi ánh sáng của cây với cường độ ánh sáng trong môi trường bằng cách đo huỳnh quang của sắc tố chlorophyll, sắc tố này chịu trách nhiệm hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Đồng tác giả Erica Belgio đến từ Trường Sinh học và Hoá học thuộc Trường Đại học Queen Mary cho biết: “Những cây mà chúng tôi sử dụng để đo lượng ánh sáng đã thay đổi khả năng tự bảo vệ khỏi những cường độ ánh sáng cao. Chúng tôi cho chúng tiếp xúc với lượng ánh sáng tăng dần, từ ánh sáng mặt trời phổ biến vào 1 ngày mưa cho đến ánh sáng bạn nhìn thấy vào 1 trưa hè ở phía Nam nước Pháp và ghi lại các phản ứng này”.

Các nghiên cứu gia nhận thấy rằng những cây được trồng mà không có khả năng phản ứng nhanh với cường độ ánh sáng cao đã giảm khả năng tự bảo vệ khỏi những tổn hại.

A.T - Dostdongnai, Theo Phys.org.

Trở lại      In      Số lần xem: 974

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD