Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  61
 Số lượt truy cập :  34081207
Thực vật có thể thay đổi gen của bạn không?

Trong năm 2011 và 2012, nghiên cứu từ Đại học Nam Kinh của Trung Quốc giật tít quốc tế bằng các báo cáo rằng sau khi chuột ăn thì những mảnh vật liệu di truyền từ các thực vật mà chúng đã tiêu hóa có thể vẫn giữ nguyên vẹn trong máu và làm ngưng hoạt động của gen của chính chuột.

Trong năm 2011 và 2012, nghiên cứu từ Đại học Nam Kinh của Trung Quốc giật tít quốc tế bằng các báo cáo rằng sau khi chuột ăn thì những mảnh vật liệu di truyền từ các thực vật mà chúng đã tiêu hóa có thể vẫn giữ nguyên vẹn trong máu và làm ngưng hoạt động của gen của chính chuột. Kết quả đáng ngạc nhiên từ nhóm của Chen-Yu Zhang đã dẫn đến suy đoán rằng một ngày nào đó có thể điều trị bệnh di truyền bằng thực phẩm thuốc, nhưng cũng lo lắng rằng các loại thực phẩm biến đổi gen có thể làm biến đổi người tiêu dùng theo những cách bất ngờ.

 

genetic matetial from food.jpg

 

Hiện tại, một nhóm nghiên cứu tại Johns Hopkins báo cáo rằng kết quả của Zhang có thể dương tính giả do hậu quả của kỹ thuật mà nhóm của Zhang đã sử dụng. Theo nhóm Johns Hopkins, nghiên cứu mới củng cố trường hợp của người hoài nghi cho rằng vật liệu di truyền từ thực phẩm sẽ ít có cơ hội sống sót trong hệ tiêu hóa, ít hơn rất nhiều khi qua niêm mạc ruột để đi vào máu.

 

Thật đáng thất vọng khi sẽ có nhiều khả năng điều trị mở ra nếu microRNA từ thức ăn thực sự có thể đi vào máu của chúng ta và điều chỉnh các gen của chúng ta", Kenneth Witwer, Tiến sĩ, Viện Khoa học Y sinh Cơ bản thuộc Trường Y Đại học Johns Hopkins, người đứng đầu nghiên cứu mới, nhận xét. Nhưng bên cạnh việc mọi người sẽ không mua rau diếp được kê toa trong đơn thuốc tại các hiệu thuốc thì bài học lớn hơn đó là, năng lực tự sửa sai trong nghiên cứu khoa học vẫn còn tồn tại và tốt.

 

Witwer cho biết nhóm của ông bị hấp dẫn bởi các kết quả trước đó của nhóm của Zhang khi nhóm nay tập trung vào các phân tử microRNA. Thay vì lưu trữ thông tin di truyền như DNA, thì vai trò chính của chúng là can thiệp vào cái gọi là "biểu hiện gen". Bởi vì chúng ảnh hưởng đến việc gen có được thực tế sử dụng hay không và liều lượng gen được sử dụng bao nhiêu nên microRNA có quyền lực to lớn, vì vậy theo Witwer thật đáng ngạc nhiên khi nghĩ rằng microRNA từ thực vật có thể đi vào máu, thâm nhập vào mô, và điều chỉnh gen trong mô đó."

 

Witwer lập nhóm với các đồng nghiệp để kiểm tra các kết quả này bằng một thí nghiệm tương tự của riêng mình. Họ mua sinh tố đậu nành tại một cửa hàng tạp hóa và kiểm tra thành phần microRNA của sinh tố, sau đó cho khỉ ăn sinh tố này và lấy mẫu máu của chúng.

 

Do biết rằng tỷ lệ của bất kỳ microRNA nào của thực vật trong máu sẽ thấp đến mức không thể đo trực tiếp nên họ đã sử dụng một kỹ thuật phổ biến gọi là phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) để tăng tỷ lệ của vật liệu di truyền. PCR được thiết kế sao cho chỉ có một số mảnh vật liệu di truyền nhất định trong một mẫu - các mảnh mà các nhà nghiên cứu lựa chọn để nhắm đích – sẽ được sao chép mà thôi. Nghiên cứu của Zhang trước đó cũng sử dụng PCR để tìm kiếm microRNA thực vật.

 

Cũng như Zhang, nhóm nghiên cứu Johns Hopkins phát hiện thấy những thứ dường như là microRNA thực vật mục tiêu trong máu của khỉ. Nhưng khi họ thực hiện thử nghiệm này nhiều lần, họ nhận được kết quả rất khác nhau: Đôi khi các microRNA này có mặt ở nồng độ thấp, và đôi khi không hề tồn tại. Ngoài ra, các mẫu ở thời điểm trước khi các con khỉ uống sinh tố cũng có thể chứa microRNA như các mẫu sau khi uống sinh tố - một kết quả không có ý nghĩa nếu nguồn của các microRNA này là nguyên liệu thực vật trong đồ uống .

 

Theo Witwer, kết quả ám chỉ rằng, những gì ông nhìn thấy không phải là microRNA thực vật mục tiêu mà là những mảnh vật liệu di truyền của chính các con khỉ tương tự như các mảnh mục tiêu mà PCR sao chép chúng ở mức thấp.

 

Để kiểm tra điều này, nhóm nghiên cứu sử dụng một kỹ thuật mới, trong đó PCR diễn ra trong những giọt khí dung tí hon chứ không phải trong ống nghiệm. Theo Witwer, lợi ích của kỹ thuật này là thông qua việc thực hiện hiệu quả hàng chục hoặc hàng trăm ngàn phản ứng cùng một lúc, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu liệu kết quả của những phản ứng đó có nhất quán hay không - nói cách khác là liệu kết quả có ý nghĩa hay không hay chỉ là một sự may mắn. Trong trường hợp này, kết quả lộn xộn, cho thấy microRNA thực vật không hề tồn tại.

 

 Đồng thời, Witwer cũng cẩn trọng rằng, vẫn có thể là có một tỷ lệ microRNA rất ít có thể đi vào máu. Tuy nhiên, ông cho biết, thậm chí nếu điều này có xảy ra đi chăng nữa thì một số lượng nhỏ phân tử như vậy cũng không có khả năng ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen. Cần có thêm nghiên cứu để xác định xem liệu có sự chuyển đổi mức độ thấp có xảy ra hay không và RNA thực vật có chức năng nào trong cơ thể hay không.

 

Xem thêm tại http://www.eurekalert.org/pub_releases/2013-06/jhm-htm062613.php

 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1163

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD