Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  61
 Số lượt truy cập :  34079067
Thực vật cũng có trí nhớ?

Khi nói đến trí nhớ, chúng ta cho rằng đó là hoạt động chỉ có ở động vật, nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện thực vật cũng có khả năng học hỏi và ghi nhớ, dù chúng không hề có bộ não. Các chuyên gia thuộc Đại học Tây Úc và Đại học Florence của Ý tập trung nghiên cứu cây trinh nữ (tên khoa học Misosa pudica), còn gọi là cây mắc cỡ - loài thực vật biết khép lá lại để tự vệ khi bị va chạm và tự động xòe ra sau ít phút.

Khi nói đến trí nhớ, chúng ta cho rằng đó là hoạt động chỉ có ở động vật, nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện thực vật cũng có khả năng học hỏi và ghi nhớ, dù chúng không hề có bộ não.

 

Các chuyên gia thuộc Đại học Tây Úc và Đại học Florence của Ý tập trung nghiên cứu cây trinh nữ (tên khoa học Misosa pudica), còn gọi là cây mắc cỡ - loài thực vật biết khép lá lại để tự vệ khi bị va chạm và tự động xòe ra sau ít phút. Họ tiến hành kiểm tra “trí nhớ” ngắn hạn và dài hạn của cây trong những môi trường ít và nhiều ánh sáng, bằng cách nhỏ nước nhiều lần lên cây để kiểm tra phản ứng của nó.

 

Các chuyên gia ghi nhận cây không còn khép lá lại một khi nó biết rằng nước không phải là mối đe dọa đối với sự sinh tồn cũng như không gây ra bất kỳ tổn hại gì đến nó. Không chỉ vậy, chúng còn được phát hiện có thể có hành vi học hỏi trong vài giây và giống như động vật, việc học của chúng diễn ra nhanh hơn trong môi trường ít ánh sáng. “Điều đáng kinh ngạc là loài cây này có thể ghi nhớ điều đã học suốt nhiều tuần, ngay cả sau khi hoàn cảnh môi trường đã thay đổi”, nhóm nghiên cứu cho biết.

 

Các nhà khoa học không rõ làm thế nào cây có thể học hỏi và ghi nhớ, nhưng họ cho rằng có thể là do mạng lưới tín hiệu bên trong các tế bào. Theo đó, khi cây bị quấy rầy, những khu vực đặc biệt trong cuống lá được kích hoạt để giải phóng các hóa chất bao gồm các ion kali, đẩy nước ra khỏi các tế bào và giảm bớt sức căng của tế bào, khiến chúng xẹp xuống và làm lá khép lại. Nghiên cứu này cho thấy kinh nghiệm đã dạy cây học cách để sinh tồn, đồng thời giúp các nhà khoa học có cách nhìn mới về thế giới thực vật.

 

HOÀNG ĐIỂU - Baocantho, Theo Daily Mail.

Trở lại      In      Số lần xem: 1413

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD