Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  60
 Số lượt truy cập :  34070765
Thuốc trừ sâu bị nghi ngờ có liên quan đến sự suy giảm số lượng ong

Các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên quan giữa sự suy giảm số lượng ong và việc sử dụng thuốc trừ sâu, đó là việc làm suy yếu khả năng kiếm ăn của ong do mất phương hướng khi tìm đường về tổ. Nghiên cứu này1 đã được bắt đầu từ hơn một năm trước dưới sự hướng dẫn của CEBC thuộc CNRS2 hợp tác với INRA3 và một số tổ chức nông nghiệp và hiệp hội nghề nuôi ong.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên quan giữa sự suy giảm số lượng ong và việc sử dụng thuốc trừ sâu, đó là việc làm suy yếu khả năng kiếm ăn của ong do mất phương hướng khi tìm đường về tổ.

 

Nghiên cứu này1 đã được bắt đầu từ hơn một năm trước dưới sự hướng dẫn của CEBC thuộc CNRS2 hợp tác với INRA3 và một số tổ chức nông nghiệp và hiệp hội nghề nuôi ong4.

 

Nhà nghiên cứu Mickaёl Henry đến từ INRA cho biết rằng: “Khoảng hơn 15 năm qua, các nhà khoa học và những người nuôi ong đã nhận thấy có sự suy giảm số lượng tổ ong nhưng chưa có cơ sở kỹ thuật nào chỉ ra sự liên quan tới việc sử dụng thuốc trừ sâu”.

Vi chíp RFID được gắn trên ngực ong

 

Trong các thực nghiệm, các thẻ RFID được gắn lên ngực của 650 con ong, cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi được quá trình rời tổ và quay lại tổ của chúng. Một nửa số ong được cho ăn một dung dịch có chứa một liều lượng thiamethoxam dưới mức gây tử vong, một thành phần tồn tại của neonicotinoid có trong một vài loại thuốc trừ sâu dùng cho các cây trồng khác nhau. Một nửa số ong còn lại được cho ăn nước đường.

 

Henry cũng cho biết: “Liều lượng dưới mức gây tử vong tương đương với sự tiếp xúc hàng ngày của loài ong với các sản phẩm trong tự nhiên”. Để mô phỏng các điều kiện thực tế, các loài côn trùng sau đó được thả cách xa tổ khoảng 1km, từ đó nghiên cứu tập trung vào khả năng quay trở về tổ của chúng sau khi kiếm ăn.

 

Nhóm nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ đáng kể số ong không quay trở về tổ do mất phương hướng trong nhóm bị nhiễm độc. Chất độc thiamethoxam đã được chứng minh là nguyên nhân gây tử vong cho 25-50% số ong được cho ăn hàng ngày và 15% số ong sống trong điều kiện bình thường.

 

Sự tiếp xúc hàng ngày trong mùa hoa có thể làm giảm một nửa số lượng tổ ong. Kịch bản trường hợp xấu nhất thậm chí còn dự đoán số lượng ong giảm mạnh tới 75%. Henry cảnh báo rằng: “Ong là một phương tiện thụ phấn quan trọng. Việc sụt giảm số lượng ong như một sự chết dần chết mòn có thể tác động đến con người thông qua việc sản lượng nông nghiệp giảm, cuối cùng gây ra việc thiếu hụt lương thực”. Thử nghiệm này sẽ sớm được phát triển để tiếp tục đánh giá mối liên quan giữa thuốc trừ sâu và sự suy giảm số lượng tổ ong.

 

01. M. Henry et al., “A Common Pesticide Decreases Foraging Success and Survival in Honey Bees,” Science, 2012. 336: 348-50.
02. Centre d’études biologiques de Chizé.
03. Institut national de la recherche agronomique.
04. Association de coordination technique agricole (ACTA), Institut technique et scientifique de l’apiculture et de la pollinisation (ITSAP-Institut de l’abeille), and Association pour le développement de l’apiculture provençale (ADAPI).

Thanh Hà - Vast, Theo CNRS.

Trở lại      In      Số lần xem: 1406

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD