Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  34092123
Thuốc trừ sâu đe dọa các loài chim và ong trên thế giới

Thuốc trừ sâu gây nhiễm độc thần kinh dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng ong trên thế giới và cũng đang gây hại cho các loài bướm, côn trùng có ích, cá và các loài chim. Đây là kết quả của một đánh giá khoa học kêu gọi thế giới đưa ra các quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Thông qua việc phân tích các báo cáo trong suốt hai thập kỷ, một ủy ban quốc tế gồm 29 nhà khoa học đã tìm thấy các bằng chứng rõ ràng về tác hại từ việc sử dụng hai loại thuốc trừ sâu là neonicotinoids và Fipronil.

Thuốc trừ sâu gây nhiễm độc thần kinh dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng ong trên thế giới và cũng đang gây hại cho các loài bướm, côn trùng có ích, cá và các loài chim. Đây là kết quả của một đánh giá khoa học kêu gọi thế giới đưa ra các quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

 

Thông qua việc phân tích các báo cáo trong suốt hai thập kỷ, một ủy ban quốc tế gồm 29 nhà khoa học đã tìm thấy các bằng chứng rõ ràng về tác hại từ việc sử dụng hai loại thuốc trừ sâu là neonicotinoids và Fipronil.

Jean-Marc Bonmatin thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia, đồng tác giả của báo cáo cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến một mối đe dọa đến năng suất nông nghiệp do các loại thuốc trừ sâu gây hại đến các loài thụ phấn cho cây trồng”.

Công trình đánh giá trong bốn năm được thực hiện bởi Nhóm nghiên cứu về Thuốc trừ sâu, từ đó đưa ra các tư vấn cho Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên, cơ quan giám sát của thế giới về sự suy giảm các loài.

Neonics là thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi, có tác dụng ngay lập tức và có thể làm một số sinh vật bị chết hoặc mắc bệnh mãn tính. Sự tiếp xúc với thuốc trừ sâu loại này có thể làm suy giảm khứu giác và bộ nhớ của một số loài, giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng tìm kiếm thức ăn và tăng khả năng nhiễm bệnh.

Thuốc trừ sâu được sử dụng để quản lý dịch hại côn trùng trong nông nghiệp nhưng cũng gây nên sự suy giảm các loài ong thụ phấn cho các cây trồng tạo nguồn lương thực quan trọng cho người dân châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nghiên cứu mới nhất cho biết các loại thuốc trừ sâu cũng đang gây hại cho côn trùng thụ phấn khác, cá và các loài chim khi thuốc trừ sâu bị nhiễm vào đất và nước. Các loài bị ảnh hưởng nhiều nhất là các loài sinh vật xương sống trên mặt đất như giun đất, loài sinh vật quan trọng làm tăng độ màu mỡ của đất. Tiếp theo đến các loài ong và các loài động vật thuỷ sinh như các loài ốc nước ngọt, sau đó là các loài chim và cuối cùng là các loài cá, ếch nhái và một số loài vi khuẩn.

Việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên diện rộng đất nông nghiệp, nguồn nước ngọt, đất ngập nước, thảm thực vật, cửa sông và khu vực ven biển. Điều này có nghĩa là nhiều sinh vật thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu neonics có thể tồn tại trong đất trong hơn 1.000 ngày và trong cây thân gỗ hơn một năm và các hợp chất trong thuốc trừ sâu khi phân hủy có thể độc hại hơn so với ban đầu.

Bản đánh giá dựa trên 800  báo cáo về tác hại của thuốc trừ sâu neonic trong hai thập kỷ qua. Năm ngoái, các nhà khoa học cho biết neonicotinoids và một nhóm thuốc trừ sâu organophosphates có thể gây tác hại đến các mạch não của ong mật, ảnh hưởng đến bộ nhớ và kỹ năng định hướng cần thiết để tìm thức ăn và đe dọa toàn bộ loài ong. EU đã ban hành lệnh cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu này.

Đầu tháng 6, các nhà nghiên cứu cho biết nọc độc từ một trong những sinh vật độc nhất trên thế giới là loài nhện Ôx-trây-lia có thể giúp phục hồi loài ong mật bằng cách tạo ra một loại thuốc trừ sâu sinh học có thể tiêu diệt sâu bệnh nhưng không gây hại đến các loài thụ phấn.

Nghiên cứu mới cho biết thuốc trừ sâu neonics có thể độc hại hơn từ 5.000 đến 10.000 lần so với thuốc trừ sâu DDT, một loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng trong nông nghiệp. Các tác giả cho rằng cơ quan quản lý cần xem xét để thắt chặt hơn nữa các quy định về việc sử dụng thuốc trừ sâu neonicotinoids và Fipronil và xem xét xây dựng kế hoạch giảm đáng kể quy mô sử dụng các thuốc trừ sâu loại này trên toàn cầu. Hai loại thuốc trừ sâu này chiếm tới khoảng 40% lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trên toàn cầu với doanh số bán hàng toàn cầu hơn 2,63 tỷ USD (1,9 tỷ EUR) trong năm 2011.

Nguyễn Minh Thu - Mard, theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1110

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD