Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  68
 Số lượt truy cập :  34084834
Thuốc trừ sâu gây trở ngại cho giun đất

Thuốc trừ sâu được phun trên cây trồng để giúp chúng phát triển, nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến những con giun đất sống ở phần đất trồng dưới cây. Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, những con giun chỉ đạt được một nửa trọng lượng bình thường của chúng và chúng không sinh sản tốt như những con giun sống ở những cánh đồng không phun thuốc. Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu Đan Mạch/Pháp sau khi thực hiện nghiên cứu những con giun đất đã bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu qua nhiều thế hệ cho biết: Thuốc trừ sâu có tác động trực tiếp đến đặc tính sinh lý và hành vi của giun đất.

Thuốc trừ sâu được phun trên cây trồng để giúp chúng phát triển, nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến những con giun đất sống ở phần đất trồng dưới cây.

 

Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, những con giun chỉ đạt được một nửa trọng lượng bình thường của chúng và chúng không sinh sản tốt như những con giun sống ở những cánh đồng không phun thuốc. Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu Đan Mạch/Pháp sau khi thực hiện nghiên cứu những con giun đất đã bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu qua nhiều thế hệ cho biết: Thuốc trừ sâu có tác động trực tiếp đến đặc tính sinh lý và hành vi của giun đất. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, những con giun đã triển khai các biện pháp để tự giải độc, để chúng có thể sống được trong đất phun thuốc diệt nấm. Chúng dành rất nhiều năng lượng vào việc giải độc, và chính vì vậy những con giun này không đạt được kích thước giống như các con khác, và có rất ít giun đất trong đất trồng được phun thuốc.
 
Một giải thích có thể là chúng ít thành công trong sinh sản, bởi vì chúng sử dụng năng lượng của mình vào việc giải thuốc trừ sâu, sinh viên tiến sĩ Nicolas Givaudan và phó giáo sư Claudia Wiegand cho biết. Claudia Wiegand đến từ Khoa Sinh học của trường Đại học Nam Đan Mạch đã thực hiện nghiên cứu cùng với Francoise Binet từ trường Đại học Rennes 1 ở Pháp. Nicolas Givaudan đang lấy bằng tiến sĩ hợp tác giữa Đại học Nam Đan Mạch và Đại học Rennes 1 tại Pháp. Các nhà nghiên cứu đã thu được những kết quả đó nhờ các dữ liệu về chuyển hóa và các thông số năng lượng. Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một thí nghiệm để nghiên cứu hành vi của loài giun đất Aporectodea caliginosa. Họ dịch chuyển hai phần đất nuôi giun vào phòng thí nghiệm.
 
Một phần được lấy từ một cánh đồng canh tác hữu cơ ở địa phương, phần đất còn lại lấy từ một cánh đồng canh tác thông thường ở địa phương đã được phun thuốc diệt nấm trong 20 năm. Đất này có tàn dư của thuốc diệt nấm Opus® thường được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới ở mức thông thường trên cánh đồng. Khi cây trồng được phun thuốc diệt nấm, cây chỉ hấp thụ được một phần nhỏ của hóa chất này. Phần thất thoát có thể lên đến 70%, và phần lớn các loại thuốc diệt nấm cuối cùng đều đi vào trong đất. Trong phòng thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu có thể xem xét cách thức giun đất bị tiếp xúc với thuốc diệt nấm thích nghi với môi trường độc hại.
 
Trải qua nhiều thế hệ, giun đất đã phát triển một phương pháp để tự giải độc. Các loại thuốc diệt nấm làm tăng tỷ lệ trao đổi chất ở những con giun đất, cả những con giun đã thích nghi và những con giun không thích nghi. Ở những con giun đất không thể thích nghi, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng dự trữ năng lượng glycogen của chúng được sử dụng nhanh hơn. Ngược lại, những con giun đã thích nghi có hàm lượng axit amin và prôtêin tăng lên, cho thấy sự hiện diện của một cơ chế giải độc. Chúng cũng tăng cường hoạt động kiếm ăn của mình, có thể là để bù đắp cho sự gia tăng nhu cầu năng lượng, các nhà nghiên cứu cho biết. Số lượng giun đất trong đất không phun thuốc thường nhiều hơn gấp 2 - 3 lần trong đất phun thuốc.
 
Lý do là có thể giun đất sống trong mảnh đất bị phun thuốc không sinh sản thành công như trong đất không phun thuốc, bởi vì chúng cần phải dùng nhiều năng lượng hơn cho việc giải độc, các nhà nghiên cứu lý giải. Họ cũng thực hiện cân trọng lượng giun trong thí nghiệm này và phát hiện ra rằng, những con giun tiếp xúc với thuốc diệt nấm có trọng lượng chỉ bằng một nửa của những con giun sống trong đất canh tác hữu cơ. Giun sống trong đất hữu cơ có trọng lượng trung bình 0,6 gram, trong khi những con giun sống trong đất canh tác theo lối thông thường có trọng lượng trung bình 0,3 gram.
 
M.T.- Mars, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 3766

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD