Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  53
 Số lượt truy cập :  34081147
Tia laser quan sát rễ cây phát triển trong đất trong suốt

Nghiên cứu rễ cây quả là một thử thách vì quá khó để có thể nhìn thấy chúng lớn lên như thế nào. Loại bỏ đất sẽ làm hư hại rễ và không không thể tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng của chúng. Hình ảnh chụp tia X có thể giúp ích nhưng chậm và đắt đỏ.

Nghiên cứu rễ cây quả là một thử thách vì quá khó để có thể nhìn thấy chúng lớn lên như thế nào. Loại bỏ đất sẽ làm hư hại rễ và không không thể tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng của chúng. Hình ảnh chụp tia X có thể giúp ích nhưng chậm và đắt đỏ. Năm ngoái, các nhà thực vật học tại Viện James Hutton ở Anh Quốc đã giải quyết một phần vấn đề khi họ phát triển loại đất trong suốt. Giờ đây họ đã hợp tác với các chuyên gia chụp ảnh tại Đại học Dundee để chụp những hình ảnh 3D phóng đại của rễ cây bằng tia laser.

 


Rễ cây để trần. Ảnh: Viện James Hutton và Đại học Abertay Dundee

 

Đất trong suốt kết hợp với các hạt nhựa trong suốt ngâm trong một chất lỏng trong suốt. Nhựa và chất lỏng có cùng chỉ số khúc xạ do đó về mặt quang học chúng hoạt động như thể là một vật liệu duy nhất. Điều này cho cái nhìn rõ về rễ sinh trưởng trong đất nhưng để chụp ảnh sự sinh trưởng chuẩn xác đòi hỏi phải bổ sung chất nhuộm huỳnh quang mà có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cây hoặc dùng cây trồng biến đổi gen để sản sinh các protein huỳnh quang.

 

Do đó, Zhengyi Yang và các đồng sự tại trường đã quyết định dùng một máy laser để theo dõi rễ cây. Họ đã xây dựng một hệ thống quang đơn giản phân tán chùm sáng từ tia laser màu xanh lục lam vào một tấm mỏng. Ánh sáng đi thẳng qua đất trong suốt nhưng nảy khỏi rễ theo mọi hướng giống như ánh sáng bị phân tán bởi những hạt nước nhỏ xíu trong sương mù. “Bằng cách chụp ảnh vuông góc với mặt phảng tấm sáng, chúng tôi có thể thu được một hình ảnh 2D mỗi lần chụp,” Yang cho biết. Di chuyển mẫu vật lên và xuống và chụp một loạt tấm ảnh 2D sẽ tạo thành một hình ảnh 3D của rễ cây như một loạt các bản scan tạo thành hình ảnh 3D trong máy quét CT.

 

Tia laser khiêm tốn cần thiết cho kỹ thuật này, được gọi là chụp cắt lớn tấm sáng, không làm hư hại rễ cây. Điều đó giúp nhóm của Yang chụp được các hình ảnh phù hợp theo thứ tự đến 18 giờ sau khi đầu rễ họ theo dõi sinh trưởng ra khỏi phạm vi. Kỹ thuật này đủ tốt để quan sát lông rễ và các chi tiết quan trọng khác và có thể dùng được trên hầu hết các loại cây trồng. Nó cũng tương đối rẻ tiền. Hệ thống sẽ cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi sự sinh trưởng của cây và nhờ đó phát triển được các chủng cây trồng có thể hấp thụ tốt nước và dưỡng chất dưới nhiều điều kiện khác nhau.

 

Xem video: Laser root-spotting

 

L.H - Dostdongnai, Theo New Scientist/Plant.

Trở lại      In      Số lần xem: 2109

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD