Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33286548
Tiêu chuẩn nông sản quốc gia là nền tảng để xây dựng các tiêu chuẩn khác

Tại hội thảo về mô hình tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ nông sản an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 27/12, nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao vị thế của các sản phẩm nông sản, Việt Nam phải xây dựng được tiêu chuẩn quốc gia từ đó xây dựng thêm các tiêu chuẩn khác. Mặc dù có giá trị xuất khẩu (XK) cao nhưng nông sản Việt Nam chủ yếu XK dưới dạng thô, chất lượng thấp nên giá bán ra luôn thấp hơn các nước khác.

Tại hội thảo về mô hình tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ nông sản an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 27/12, nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao vị thế của các sản phẩm nông sản, Việt Nam phải xây dựng được tiêu chuẩn quốc gia từ đó xây dựng thêm các tiêu chuẩn khác.

 

Ký kết biên bản phối hợp thực hiện chương trình "Kết nối xanh hướng tới một nền nông nghiệp sạch" giữa các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT với các đơn vị sản xuất, phân phối

 

Đánh giá về thực trạng của ngành sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam - cho biết, nông sản Việt Nam không những ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước mà còn không ngừng mở rộng ra thị trường thế giới.

 

Mặc dù có giá trị xuất khẩu (XK) cao nhưng nông sản Việt Nam chủ yếu XK dưới dạng thô, chất lượng thấp nên giá bán ra luôn thấp hơn các nước khác, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề báo động. Một trong những nguyên nhân là do khâu tổ chức còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ không có sự gắn kết khiến sản xuất phát triển không ổn định và thiếu bền vững.

 

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, trong bối cảnh ngành nông nghiệp ngày càng hội nhập sâu rộng, chúng ta phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt. Ngoài ra, việc đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sẽ  giúp cho các doanh nghiệp (DN) tiếp cận gần với các hộ sản xuất nông sản an toàn, hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, đồng thời giải quyết được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

 

Còn ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, cho rằng, để nâng cao vị thế của các sản phẩm nông sản, chúng ta phải xây dựng được tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam từ đó xây dựng thêm các tiêu chuẩn khác. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết, trong đó liên kết giữa nông dân và nông dân trong các tổ chức của mình để không chỉ tăng về quy mô mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, số lượng của nhà phân phối.

 

Ngoài ra, các DN phải hợp tác xây dựng chuỗi sản phẩm nông sản an toàn, đẩy mạnh chương trình kết nối xanh hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững, kết nối người sản xuất với người sản xuất, người sản xuất với hợp tác xã, hợp tác xã với DN để tìm ra chuỗi giá trị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn để phát triển bền vững.

 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) - cho biết, để sản phẩm có đầu ra tốt các nhà sản xuất nên có sự thương thuyết dựa trên các cam kết với nhà phân phối về sản xuất và giám sát chất lượng. Đồng thời, các đơn vị cần hiểu đúng về VietGAP để các nhà đầu tư có trách nhiệm đặt hàng các nhà sản xuất đối với quy trình sản xuất riêng giữa nhà sản xuất và nhà phân phối để tạo đầu ra tốt cho sản phẩm nông sản sạch.

 

Ngay tại hội thảo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã phát động Chương trình "Kết nối xanh hướng tới một nền nông nghiệp sạch" và lễ kí kết biên bản phối hợp thực hiện chương trình giữa các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT với các đơn vị sản xuất, phân phối.

Theo đó, kết nối xanh bao gồm kết nối giữa nông dân, người sản xuất trong tổ các tổ chức của mình (hợp tác xã sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn an toàn chất lượng cao); kết nối giữa nông dân, hợp tác xã, DN chế biến, thương mại trong chương trình nông sản sạch. Dự kiến chương trình sẽ được triển khai, thực hiện trong năm 2017 với nhiều hoạt động quảng bá, truyền thông xúc tiến thương mại, kết nối hoạt động sản xuất và phân phối.

Trở lại      In      Số lần xem: 1149

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD