Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  48
 Số lượt truy cập :  34081964
Tín hiệu tốt cho đậu tương ở Tây Nguyên

Cũng như các vùng sinh thái khác, diện tích đậu tương của Tây Nguyên cũng bị giảm, tuy nhiên so với tình trạng chung thì vùng này bị giảm ít so với các vùng khác. So với năm 2005, thời điểm đậu tương phát triển nhiều nhất tại Tây Nguyên thì đến nay diện tích bị giảm gần 17 ngàn ha. Tại Đăk Nông, Cty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng cũng đang xây dựng vùng nguyên liệu tại huyện Cư Zút, vùng sản xuất đậu tương có truyền thống để sản xuất đậu tương sấy và tạo vùng nguyên liệu lâu dài cho Vinasoy.

ThS. Nguyễn Văn Chương

Viện KHKT nông nghiệp miền Nam

 

Tây Nguyên là vùng đất sản xuất đậu tương (đậu nành) có truyền thống, đặc biệt là 2 tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk.

 

Tín hiệu tốt cho đậu tương ở Tây Nguyên

Từ trái qua phải: Th.S Nguyễn Văn Chương, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam; ông Phạm Tất Thắng, GĐ Cty Tất Thắng; ông Hồ Sơn, Trưởng phòng NN-PTNT Cư Zút và ông Ngô Nhân, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk.

 

Cũng như các vùng sinh thái khác, diện tích đậu tương của Tây Nguyên cũng bị giảm, tuy nhiên so với tình trạng chung thì vùng này bị giảm ít so với các vùng khác. So với năm 2005, thời điểm đậu tương phát triển nhiều nhất tại Tây Nguyên thì đến nay diện tích bị giảm gần 17 ngàn ha.

 

Tại Đăk Nông, Cty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng cũng đang xây dựng vùng nguyên liệu tại huyện Cư Zút, vùng sản xuất đậu tương có truyền thống để sản xuất đậu tương sấy và tạo vùng nguyên liệu lâu dài cho Vinasoy.

 

Năm 2016, Cty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng được UBND tỉnh Đăk Nông phê duyệt Đề án “Liên kết chuỗi giá trị giữa nông dân và doanh nghiệp đến năm 2020” để xây dựng vùng nguyên liệu đậu tương, lạc và ngô cho vùng Tây Nguyên, trong đó riêng đậu tương phải đạt từ 800 - 1.000ha. Kết hợp với “Dự án sản xuất thử hai giống đậu tương HL07-15 và HĐN 29 cho vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long” do Viện KHKT nông nghiệp miền Nam chủ trì.

 

Vụ HT 2016, hai đơn vị đã phối hợp tổ chức sản xuất 40ha với 2 giống đậu tương HL07-15 và HLĐN 29 tại xã Nam Dong, huyện Cư Zút, Đăk Nông, trong đó Cty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Tất Thắng sẽ bao tiêu sản phẩm với hình thức ký hợp đồng sản xuất tiêu thụ ngay từ đầu vụ, trước khi gieo trồng.

 

Ngày 17/8/2016, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam đã tổ chức hội thảo đầu bờ để đánh giá tính phù hợp, mức độ chấp nhận và hiệu quả kinh tế của giống đậu tương mới trong sản xuất tại địa phương. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông Đăk Nông; Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk; Phòng NN-PTNT huyện CưZút; Cty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng cùng 40 nông dân của xã Nam Dong và các xã lân cận.

 

Ông Phạm Công Sự ở thôn 4, xã Nam Dong, một nông dân sản xuất đậu tương lâu năm tại địa phương, vụ HT 2016, ông thực hiện mô hình sản xuất 2 giống đậu tương HL07-15 và HLĐN 29 trên diện tích 1ha, cho biết: “2 giống đậu tương này phù hợp với đồng đất tại đây, cây sinh trưởng khỏe, sạch bệnh, chỉ phun thuốc BVTV 1 lần/1 vụ, giống đậu trái nhiều, chín tập trung, xuống lá đều, không cần phải sử dụng biện pháp phun thuốc cho rụng lá như đã từng làm trước đây đối với các giống khác, năng suất đạt từ 2,5 tấn trở lên”.

 

Ông Hồ Sơn, Trưởng phòng NN-PTNT Cư Zút nhận xét: “Có được nguồn giống tốt phù hợp phát triển như 2 giống này, qua đánh giá trên đồng tôi rất yên tâm, giống đậu tương mới là một trong những yếu tố giúp cho Đề án “Liên kết chuỗi giá trị giữa nông dân và doanh nghiệp” sẽ thành công tốt đẹp, Phòng NN-PTNT huyện sẽ bàn biện pháp duy trì 2 giống này để phát triển trong những năm tới".

 

Lượng giống và sản phẩm đậu tương của nông dân xã Nam Dong sản xuất trong vụ HT 2016 (tháng 4 đến tháng 8) đã được Cty Tất Thắng thu mua toàn bộ, hầu hết người nông dân phấn khởi, yên tâm đầu ra sản phẩm.

 

Ông Phan Văn Công, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Dong cho biết, vụ TĐ 2016, xã Nam Dong tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất đậu tương với quy trình kỹ thuật sản xuất do Viện KHKT nông nghiệp miền Nam cung cấp. Hiện toàn xã có 273ha đậu tương, trong đó 70ha được sử dụng giống HL07-15 và HLĐN 29 của dự án, nguồn giống do nông dân tự nguyện bảo quản giống từ vụ trước để tái sản xuất. Như vậy, đến nay tại Cư Zút sản xuất đậu tương đã có sự liên kết “4 nhà” rõ rệt, đây là một tín hiệu tốt cho sản xuất đậu tương tại vùng Tây Nguyên.

 

Theo NNVN.

Trở lại      In      Số lần xem: 1537

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD